Page 279 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 279
mưỢn những đề mà các văn sĩ thi sĩ Tàu đã từng miêu
tả và ngâm vịnh, về cảm tình trong văn chương thì ta
thấy bất ngoại biểu dương những tình trung hiếu tiết
nghĩa thậm chí những bài văn du hý như ca trù mà
phần nhiều cũng có vẻ văn khuyên dụ. về tư tưởng thì
chỉ có tư tưởng nho phật lão, nhất là theo kiểu tam giáo
đồng nguyên, cho nên trọng phần nhiều tác phẩm như
Cung oán ngâm, Thuý Kiều ta thấy hỗn tạp cả tư tưỏng
của nho giáo, phật giáo, và lão giáo.
*
* *
Bây giờ ta hãy xét qua trạng thái văn học ở hiện đại.
So vói văn học đời trưóc thì văn học Việt ngữ của ta
ngày nay có hai điều mói là chữ quốc ngữ và tản văn.
Người đầu tiên có công khiến văn học ta thành sinh
diện mới ấy là Trương Vĩnh Ký một nhà học giả trứ
danh ở Nam Việt, ngay từ khi Nam Việt mới thành
thuộc địa đã dùng chữ quốc ngữ để chuyển tả những
văn nôm hay (Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Nam sử
diễn ca, Phan Trần) rồi lại dùng Việt ngữ để phiên dịch
sách Tàu (tứ thư) sách tây (manuel des écoles
primaires, petit dictionaire írancais annam ite) và trứ
thuật các sách chuyện đòi xưa, phép lịch sự annam , cờ
bạc nha phiến, bằng một thứ văn rất giản dị. Buổi đầu
thê kỷ hai mươi, những nhà nho học duy tân ở Bắc Việt
như Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Khắc Hiếu
những nhà tân học như Phạm Duy Tôn, Trần Trọng
Kim dùng quốc ngữ để dịch văn Tàu (Cổ văn, Sử ký,
281