Page 283 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 283

Thuyền  Tình  bể  ái,  Giọt  lệ  phòng  văn),  hoặc  trứ  tác
    (Giọt lệ sông Hương của Tam Lang).  Đồng thời có ba bộ
    tiểu  thuyết  tư tưởng  là  Quả  dưa  đỏ  của  Nguyễn  Trọng
    Thuật,  Mộng  trung  du  của  Cảnh  chi,  và  Cô  Lâu  Mộng
    của Ngạc Am Võ Liêm  Sơn'^\  Từ  1931  về sau là thời kỳ
    tiểu  thuyêt  xã  hội  và  tiểu  thuyết  bình  dân  có  khuynh
    hướng  tả  thực,  như  Nửa  chừng  xuân,  Đoạn  tuyệt,  Tốỉ
    tăm  của  Nhất  Linh,  Gánh  hàng  hoa,  Đời  mưa  gió,  Gia
    đình  của  Khái  Hưng.  Những  tiểu  thuyết  hoàn  toàn  tả
    thực là những tập  Kép tư Bền của  Nguyễn  Công  Hoan,
    Tôi  kéo  xe  của  Tam  Lang  và  những  tập  tiểu  thuyết
    phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
      Luận thuyết.  - Ván luận thuyết của ta thường rải rác
   ở trên các báo chí.  Trong Đông dương tạp chí đã thấy có
    những bài nghị luận ngắn của Nguyễn  Khắc  Hiếu.  Đến
    tạp  chí  Nam  Phong  và  tạp  chí  Hữu  Thanh  rồi  đến  các
   báo  chí  từ  năm  1925  về  sau  thì  văn  luận  thuyết  xuất
    hiện  một  ngày  một  nhiều.  Song  phần  nhiều  là  những
    bài luận ngắn, chứ những sách nghị luận và nghiên cứu
    về triết học, luân lý,  chính  trị xã hội  rất ít.  Ta chỉ thấy
    có sách Nho giáo của Trần Trọng Kim,  Nhân đạo quyền
    hành của  Hồ Phi Thông,  Biện chứng học phổ thông của
    Phan  Văn  Hùm,  cùng  các  sách  nhỏ  của  Nam  Phong
    tùng  thư,  Quan  hải  tùng  thư,  và  các  tùng  thư  lặt  vặt
    chuyên  giới  thiệu  những  tư  tưỏng  học  thuật  của  tây
    phương cho quốc văn.
       Sử  học.  - Tác phẩm về sử học thì nghèo lắm. Ngoài bộ
    sách Việt  Nam  sử  lược của  Trần  Trọng  Kim  và  ít  sách


      Cô lâu mộng viết xong từ năm  1927 mà mãi đến năm  1934 mối xuất bản
    được.
                                                                285
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288