Page 280 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 280

Liêu  trai,  Kim  cổ  kỳ  quan,  Tình  sử,  do  Phan  Kê  Bính
    dịch) văn tây (văn Massillon,  Bossuet,  Pascal,  do  Phạm
    Duy  Tôn và  Phạm  Quỳnh  dịch;  ngụ  ngôn  La  Pontaine,
    hài kịch  Molière  do  Nguyễn Văn Vĩnh  dịch)  hoặc  trưốc
    tác  về  tiểu  thuyết  (Nguyễn  Bá  Học)  thi  ca  luận  thuyết
    (Nguyễn  Khắc  Hiếu)  và  lịch  sử  luân  lý  (Trần  Trọng
    Kim).  Nhưng có công bồi đắp và cổ lệ cho Việt ngữ nhất,
    khiến  cho  quốic  dân  sinh  lòng  tự  tín  đối  với  ngôn  ngữ
    nước nhà,  thì chính là ông Phạm Quỳnh chủ trương tạp
    chí  Nam  Phong  và  ông Nguyễn  Văn  Vĩnh  chủ  trương
    tập Ảu tây tư tưởng.
       Đồng  thời  một  phái  cựu  học,  hoặc  chủ  trương  bài
    Pháp  (phái Đông  độ)  hoặc chủ trương cải cách chính  trị
    (phái Duy Tân) cải cách giáo dục (phái Đông kinh nghĩa
    thục)  dùng Việt  ngữ  dể làm  những bài  thi  ca  cảnh  tỉnh
    quốc  dân.  Những  bài  văn  ấy  tuy  bị  nghiêm  cấm  mà
    cũng  đưỢc truyền bá ở trong  dân  gian  rất rộng.  Những
    văn chương cô suý và nghị luận về chính và xã hội xuất
    hiện trong các báo và sách từ năm  1925 về sau,  đến nay
    chiếm một phần rất trọng yếu trong báo giới và vàn giới
    nước ta,  là do những bài thi ca cổ động bấy giò làm tiền
    khu vậy.
       Về phương diện văn  học thì  Nam  Phong tạp chí theo
     một  tôn  chỉ  với  Đông  Dương  tạp  chí,  dùng Việt  ngữ  để
    truyền  đạt  học  thuật cổ kim  và  du  nhập  tư tưởng  đông
    tây,  chứng  rằng Việt  ngữ  không  những  chỉ  thích  dụng
    về các lổì văn chương suông mà cũng có thể dùng để viết
    văn  về  sử  học,  triết  học  và  khoa  học  nữa.  Sau  tạp  chí
    Nam  Phong (1917),  các báo chí Việt ngữ xuất hiện  một
    ngày  một  nhiều  ở  khắp  ba  miền  (Trung  Việt  đến  năm


    282
   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285