Page 277 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 277

Nguyễn  Đức  Đạt  có  sách  Khảo  cổ ức  thuyết,  về sử  chí
    thì  có  Lịch  triều  hiến  chương của  Phạm  Huy  Chú,  Gia
    Định  thông  chí  của  Trịnh  Hoài  Đức,  Đại  nam  nhất
    thông chí của Cao Xuân Dục.
      Tuy rằng tiền nhân  ta ở đòi  trước chỉ chăm  học  sách
    chữ hán,  viết văn chữ hán, và chỉ  dùng việt ngữ để làm
    ván chương du  hý,  thế mà  xem  các  tác  phẩm  bằng bán
    tự kê  ở trên  thì ta  chỉ  thấy những thư văn tạp ký cùng
    sử  ký biên  niên,  chứ  tuyệt  nhiên  không có  những  sách
    về học thuật tư tưởng và tiểu thuyết luận thuyết như ở
    Trung  Hoa.  Đến  như  việt  ngữ  thì  các  nhà  nho  thường
    khinh  là  "nôm  na  mách  qué"  nên  chỉ  khi  nào  làm  văn
    chơi đùa tiêu  khiển thì  mới  dùng đến,  cho nên Việt văn
    không thịnh đạt cũng không lạ gì.
       Việt  văn  được  nhà  nho  để  ý  là  bắt  đầu  từ  Hàn
    Thuyên  đòi  Trần  Nhân  Tôn,  dùng chữ  nôm  làm  văn  tế
    ngạc ngư và đặt ra Hàn Luật để làm thơ nôm;  đồng thòi
    một nhà nho khác là  Nguyễn Sĩ  Cô" cũng dùng chữ nôm
    để  làm  phú,  rồi  các  nhân  sĩ  trong  nưốc  bắt  chước  làm
    văn  nôm  càng  ngày  càng  nhiêa.  Song  văn  chương  việt
    ngữ  ở  đời  Trần  hiện  chỉ  truyền  lại  có  mấy  bài  thơ  về
    Huyền Trân Công Chúa và bài thơ "bán than" của Trần
    Khánh Dư thôi.
       Sang  đòi  Lê  thì  tác  phẩm  về  việt  văn  có  nhiều  hơn,
    nhưng  đại  khái  đều  là  thi  ca  cả.  Những  văn  có  tiếng
    nhất  là  Lê  Thánh  Tôn  thi  tập,  Hồng  Đức  quốc  âm  thi
    tập,  Bạch  vân  thi  tập  của  Nguyễn  Bỉnh  Khiêm  đầy  tư
    tưởng  ẩn dật nhàn tản,  Chinh  phụ ngâm của  Đoàn Thị
    Điểm (dịch hán văn của Đặng Trần Côn) là một lời than
    tiêu  tao  thanh  nhã,  Cung  oán  ngâm  của  Nguyễn  Lê


                                                               279
   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282