Page 275 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 275
X. - VĂN HỌC
ơ đời thượng cổ, tổ tiên ta không có chữ, không thấy
có di tích gì truyền lại. Đến đòi Bắc thuộc ta bắt đầu học
chữ hán, nhưng trình độ học tập đương còn thấp kém
cho nên bây giò cũng chưa tác phẩm gì truyền lại đời
sau. Song những câu tục ngữ ca dao là ván chương
truyền khẩu lưu hành ở chốn dân gian thì xuất hiện từ
lâu lắm, ta có thể nói rằng ngay từ khi có tiếng nói thì
người ta đã đặt những lời có tiết điệu, có vận luật để bày
tỏ tính tình và ghi nhớ kinh nghiệm. Thứ văn chương
truyền khẩu ấy, mỗi đòi dồn chứa thêm lên, đến nay
thành một kho tài liệu về văn học rất dồi dào, chỉ hiềm
vì trải qua tình thê tam sao thất bản, muốn cứu cho ra
trạng huống ở mỗi đòi thì th ật là khó.
Đến như văn chương thành văn thì đến thòi kỳ độc
lập mới thấy có lưu tích. Sử chép rằng đòi Lê Đại Hành
có sứ nhà Tống sang nước ta, vua sai sứ Lạc Thuận giả
làm lái đò để tiếp sứ, nhân thấy hai con ngỗng trời trên
sông, sứ Tốhg ứng khẩu đọc hai câu thơ, rồi sư Thuận
cũng ứng khẩu đọc tiếp hai câu thành một bài thơ tứ
tuyệt. Khi sứ về, vua Đại Hành lại sai sư Ngô Chân Lưu
soạn một bài từ để tiễn. Sách Thiền dật chép rằng: "Câu
thơ Lạc Thuận, sứ Tông khen hay, bài ca Chân Lưu nổi
danh một thuở". Hai bài ấy có lẽ là hai bài văn cổ nhất
của ta. Sang triều Lý, hán học đã thịnh nhưng về dấu
vết văn chương để lại thì chỉ có bài thơ của Lý Thường
Kiệt khuyên khích quân sĩ mà thôi. Qua triều Trần thì
nho học mới thực là thịnh. Đòi Trần Thái Tôn, ông Lê
277