Page 273 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 273
Trần Nhân Tôn (1279-1298) mói có Hàn Thuyên lấy chữ
nôm làm bài văn tế cá sấu, và theo Đường luật mà đặt
ra phép làm thơ nôm gọi là Hàn luật, rồi từ đó các nhà
nho nước ta thỉnh thoảng mới dùng chữ nôm để làm văn
chương du hý. Cuốỉ đòi Trần, Hồ Quí Ly là người Việt
Nam thứ nhất dám dùng chữ nôm để dịch kinh Thư ra
Việt ngữ để làm sách dạy học, lại dùng chữ nôm để thảo
sắc chiếu nữa, song khi họ Hồ thất thế, cái tư tưởng
chấn hưng Việt ngữ ấy cũng tiêu trầm . Cuối thế kỷ 18
vua Tây Sơn Nguyễn Huệ lại có ý dùng chữ nôm dịch
sách Tàu để dạy học sinh, và định thi cử thì ra bài và
làm bài cũng toàn dùng chữ nôm. Nhưng đến triều
Nguyễn nổi lên thì hán tự lại độc tôn, mãi cho đến thế
kỷ 20 mới phải nhường địa vị cho Pháp tự.
Chữ quốc ngữ
Xưa kia Việt ngữ vốh viết bằng chữ nôm, nhưng từ
khi phép học đổi mới thì Việt ngữ lại viết bằng một thứ
chữ mói gọi là chữ quốc ngữ. Thứ chữ này nguyên do các
nhà truyền giáo sư gia tô đặt ra. Vào khoảng thê kỷ 16,
17 khi các nhà ấy mới sang nước ta, thì có lẽ mỗi người
lấy tự mẫu của nước mình mà đặt ra một lối chữ riêng
để dịch tiếng bản xứ cho tiện việc giảng dạy tín đồ. Các
lối chữ riêng ấy, sau do hai nhà truyền giáo sư người Bồ
Đào Nha, rồi sau đến cố Ả de Rhodes người Pháp tổ
chức lại thành một thứ chữ thông dụng chung trong
truyền giáo hội, tức là thủy tổ của chữ quốc ngữ ngày
nay. Giáo sĩ A de Rhodes đem thứ chữ ấy biên thành
một bộ tự điển Dictionnaire Annamite Portugais Latin
275