Page 290 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 290
Những đồ gỗ chạm, thường người ta lại còn khảm
ngà, khảm ốc cho đẹp thêm. Nghề khảm xa cừ thật là
nghề tinh kỳ nhất ở nước ta. Người ta cho rằng thuật ấy
bắt đầu có từ cuối thế kỷ 17, mà bây giờ đã đến trình độ
tuyệt xảo. "Con ốc xa cừ trong tay người thợ khảm Việt
Nam, không phải chỉ dùng để kéo những đường thủy ba
và đường cành lá, quanh cái bàn hay cái ghế, hay là
chạy những nét ngoằn ngoèo trên cái tráp hay cái lòng
khay, mà còn dùng để khảm thành hẳn một phong
cảnh, những sắc lóng lánh của xa cừ phốỉ hỢp thành
hẳn một bức sắc họa"‘^'.
Nghề chạm ngà để làm những tượng nhỏ, hộp nhỏ,
cùng những đồ trang sức, ngày xưa thịnh nhất ỏ Nam
Định và Huế, thì vào khoảng CUỐI thế kỷ trước đã suy
đi. Nhưng ngày nay nhờ phong trào chấn hưng công
nghệ thì nghề chạm ngà đã có vẻ khởi sắc, nhất là ở Hà
Nọi.
Nghề làm đồ đồng và kim thuộc cũng là một nghề
xưa lắm. Thợ đồng xưa nay vẫn đúc những tượng,
những chiêng, những đỉnh thật to thật đẹp. Ai cũng biết
ở Hà Nội tưỢng thánh Trấn Võ bằng đồng cao đến 9
thưốc, chu vi 8 thước 7 tấc, nặng 6.600 cân. ở Huế thì có
chín cái đỉnh to lớn đặt ở sân Thế Miếu, cùng là mấy bộ
súng thần công coi rất hùng vĩ ỏ trưốc cửa Ngọ Môn.
Ngày nay thì những đồ to ấy không thấy làm nữa,
nhưng gần đây thấy các thợ đồng ở Hà Nội làm những
đồ thò tam sự, ngũ sự, cùng những độc lư, độc bình,
tưỢng thú vật và tượng người bằng đồng đen, rất là tinh
Sur 1'art annamite Henri Gourdon.
292