Page 294 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 294

những nét điểm xuyết cũng có vẻ nở nang mạnh mẽ, còn
    nam thì nghệ thuật mỏng mảnh nhẹ nhàng, có dáng yểu
    điệu nhu mì như ngưòi và cảnh ở Huê vậy.
      Trên  kia  đã  nói  rằng  đầu  thế kỷ thứ  19,  nghệ  thuật
    ta  đã  tìm  được  những  hình  thức  đặc  biệt,  song  những
    hình  thức  đặc biệt ấy hình như cũng là hình  thức hoàn
    thành,  nếu không gặp tình thế đại biến  động thì  không
    thể  tiến  lên  được  nữa.  Vừa  đó  thì  chúng  ta  gặp  gỡ  vối
    Tây phương.  Bấy giò một là vì muốn chiều ý những bạn
    hàng  mối  là  người  Pháp,  hai  là  phải  chiều  theo  phong
    trào duy tân bồng bột khắp nơi, nhà nghệ thuật bèn bắt
    chước  kiểu  tây  và  cố  tìm  thêm  đường  mới  cho  nghệ
    thuật cố cựu của mình. Nhưng buổi đầu về mặt tôn giáo
    cũng như về mặt thông tục,  kết quả  rất là  tầm  thường,
    cứ xem cái lăng Châu Ê  và cách trần thiết nửa tây nửa
    ta của những nhà giàu  mối thì  đủ thấy chân tướng của
    nghệ thuật lai giông ấy.
       Từ năm  1924,  ở  Hà  Nội có một mở trường Cao Đẳng
    Mỹ  nghệ,  có  những  ban  hội  họa,  trang  sức,  kiến  trúc
    cùng  sơn  và bắt tượng.  Tôn chỉ  của  trường là  dung  hỢp
    tự nhiên vói truyền thống, khiến học sinh phải quan sát
    và  biểu  diễn  tự  nhiên  theo  những  nguyên  tắc  mỹ  học
    phô thông của loài người, và phát triển những tinh thần
    đặc  biệt  của  nghệ  thuật  Việt  Nam  và  đông  phương,
    khiên học  sinh lãnh  hội lấy cái  đẹp của nghệ thuật xưa
    và hiểu rằng nó vốn có quan hệ mật thiết với mình.
       Thành  tích  vẫn  chưa  được  mười  phần  mỹ  mãn  thật,
    song  hơn  mười  năm  nay,  trường  ấy  đã  sản  được  nhiều
    nhà  nghệ  thuật có chân  tài.  Trong  nghệ  thuật  sử  nước
    ta,  trường  ấy  có  cái  địa  vị  rất  trọng  yếu  là  làm  trung


    296
   289   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299