Page 296 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 296
Từ đời Quang Hưng, nhạc ở triều miếu ít dùng, quan
Thái thường thì thuyên chuyển đi làm chức khác, cho
nên chỉ tục nhạc ở Giáo phường là thịnh hành, phàm tế
giao miếu và lễ triều hạ, cùng trong dân gian có vào
đám tế thần, đều dùng nhạc ấy cả. Bởi vậy mà nhạc
giáo phường mỗi ngày mỗi biến hóa, so vói các xoang
điệu đòi Hồng Đức chép ở bộ Lễ lần lần khác xa. Vì việc
nhạc không có quan trông nom nữa, Nhà nước không
chăm đến nữa, cho nên những người muốn học âm nhạc
bấy giờ chỉ có thể theo học ở bọn giáo phường thôi.
Những nhạc khí ở chốn Giáo phường thì có một cái
nhịp dài bằng tre, do một mụ già gõ nhịp, một cái ống
sáo, một cái quyển nhị, một cái trống cơm, một cái đàn
đáy, mỗi người kép cầm một cái, còn đào thì cầm một cái
phách, một cái sinh tiền, hoặc một cái trốhg mảnh một
m ặt dùng khi vừa hát vừa múa. Khi ca công, vào hát ở
nhà quan, gọi là hát cửa quyền, thì hát giọng dịu dàng
thanh nhã hơn giọng hát ở giáo phường, thường dùng
một cái trúc sinh đánh nhịp, tục gọi là đàn khô, một cái
đàn cầm căng dây thép, một cái đàn chín dây, bảy dây,
hay mười sáu dây, tục gọi là đàn tranh.
Về âm luật thì nhạc ta cũng theo nhạc Tàu mà đặt
năm cung bảy thanh, cũng gần vói bảy tiếng trong âm
giai của tây nhạc.
Triều Lê càng suy, quan nhạc càng suy dần, còn nhạc
của giáo phường thì người thức giả chê là tục nhạc,
không thèm học đến, bởi vậy nên lần lần âm nhạc thành
một chuyên nghệ của bọn giáo phường dùng để sinh
nhai mà m ất hết tính chất mỹ thuật. Từ đó âm nhạc
càng ngày càng suy, đến ngày nay thì nhạc giáo phường
298