Page 299 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 299

thừa  nhận.  Cái  tài của  nhà  âm  nhạc,  chỉ  là  ở chỗ  khéo
     nhấn những tiếng nhất định cho ra những giọng nỉ non.
     Song điều sở đoản ấy là thuộc về tập tục của tài tử,  chứ
     chính bản  thân  âm  nhạc  ta  cũng làm  sỏ đoản  khiến  nó
     không  thể  phát  đạt  tự  do  được.  Nhạc  của  ta  chỉ  là
     những  bài  tiết  âm  (mélodie)  chứ  tuyệt  nhiên  không  có
     những bài  hòa  âm  (harmonie)  tài  tử của  ta chỉ  tinh  về
     phép  nhịp  phách  chứ  không biết  cách  hòa  hiệp  các  âm
     điệu  khác  nhau  thành  một  câu  cảm  kích,  cho  nên  nói
     rằng âm nhạc ta êm dịu ngọt ngào thì có chứ chưa từng
     có xoang điệu nào như "tiếng sắt tiếng vàng chen nhau",
     hay khiến người ta "khi chau đôi mày, khi vò chín khúc"
     được.
       Môt  sở  đoản  nữa  là  âm  nhac  xưa  nay kỊiông có  sách
     ghi chép,  mà cao  độ của  mỗi tiếng thì  mập mờ,  cho nên
     người học nhạc chỉ học truyền khẩu  mà người tấu  nhạc
     thì  tấu  chừng  với  nhau,  miễn  là  thuận  tay,  vừa  tai  là
     được.  Bởi  th ế xoang  điệu  thường  không  giữ  được  tính
     chất thuần tuý mà thành tạp nhạp.  Nhưng điều sở đoản
     quan trọng hơn cả là âm nhạc ở nước ta xưa nay khi nào
     cũng có liên lạc m ật thiết với sự hát xướng, người ta tấu
     nhạc là để hòa theo bài hát,  cho nên bài nhạc thường bị
     hạn  chế bởi  những  giọng  nói  phiền  phức  của  tiếng  ta.
     Tất  cả  những  tính  chất  kể  trên  khiến  cho  âm  nhạc  ta
     không  có  thể  phá  những  khuôn  khổ chật  hẹp  mà  phát
     triển được.
        Nếu  muốh  cho  âm  nhạc  của  ta  được  giải  phóng  mà
     phát  triển  tự  do,  thì  trước  hết  phải  đem  âm  nhạc  tách
     riêng hẳn với xưóng ca,  phải định  giá trị của  mỗi tiếng
     cho phân m inh theo khoa học, và phải đặt phương pháp


                                                                301
   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303   304