Page 297 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 297

chỉ  còn  dùng  một  cái  sinh  và  một  cây  đàn  đáy ở xóm  ả
     đào,  còn  nhạc  bả  lệnh  thì  đã  thành  nhạc  của  những
     phường bát âm ở nhà quê,  dùng trong những nhịp tế tự
     rưóc sách.
        ở   miền nam thì từ khi chúa Nguyễn khai thác bờ cõi
     vào đất của Chiêm Thành,  âm nhạc ở bắc truyền vào đã
     chịu  ngay  ảnh  hưởng  của  âm  nhạc  Chiêm  Thành  mà
     thành những khúc nhạc cung nam mà người ta hay đem
     đối với các khúc cung bắc^^\
        Những cung  nam  như  nam  ai,  nam  bình,  nam  xuân
     có vẻ  trầm  bi oán vọng,  hỢp với tâm  thuật của  một  dân
     tộc điêu tàn là dân tộc Chiêm Thành, cùng vối cảnh non
     nước  dịu  dàng ở  xung  quanh  kinh  đô.  Những  cung bắc
     (khách) như lưu thủy, phú lục, cổ bản, mười bản tàu, thì
     có vẻ linh  hoạt,  vui vẻ và  mạnh  mẽ hơn,  thực thích hỢp
     với tính chất tiến thủ hăng hái của người Bắc Việt, cùng
     với cảnh  đồng điền  rộng rãi sông ngòi  mãnh liệt ỏ miền
     trung châu.
        Trong  khi  âm  nhạc  ở  Đường  ngoài  đương  suý  thì  ở
     Đường trong,  nhò các chúa  Nguyễn  cùng các bậc vương
     công ham chuộng, và nhờ ảnh hưởng của  Chiêm Thành,
     nên  trở nên  phong  phú  và  thịnh vượng  lần.  Nhiều  nhà
     quí  phái  như  ông  hoàng  Nam  Sách,  ông  phò  Trần
     Quang  Phổ  ở  đòi  Tự  Đức  là  tay  danh  cầm  xưa  nay
     không ai hơn nổi.
        Đội Nhạc Chánh của vua là nơi tẩu trạch họp những
     tay giỏi âm nhạc trong nước, mà những ca công và tài tử
     ở Giáo phường cũng phần nhiều nhò các thầy ở đội Nhạc




      ' Đời Lý ở Bắc đã đặt những khúc nhạc theo giọng Chiêm Thành
                                                                 299
   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302