Page 305 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 305
thì chỉ có những người vô học ỏ nhà quê hay dùng thôi.
Trung y ỏ Tàu phát minh từ đòi Hoàng đế, về sau các
danh y như Biển Thước (Xuân Thu), Trương Cơ (Đông
Hán) Hoa Đà (Tam Quốc) phát minh một ngày một tinh
và soạn thành sách vở để lưu truyền hậu thế.
Về sinh lý thì trung y phân biệt những khí quan
trong mình người ra ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận
thông với ngũ quan: lưỡi, mắt, miệng, mũi, tai, lục phủ:
ruột non, mật, dạ dày, ruột già, bong bóng và tam tiêu;
và tâm bào lạc thông với tâm và mạng môn ở trái thận
hữu. Mỗi khí quan ấy có tính chất riêng, có quan hệ với
âm dương ngũ hành.
Bệnh chứng thì đại để chia làm hai căn nguyên:
thương và cảm. Nội thương là gốc bệnh tự trong phát ra,
hoặc vì khí huyết suy nhược, hoặc vì thất tính không
được điều hòa; ngoại cảm là gốc bệnh ở ngoài nhiễm vào,
hoặc nhiễm phải phong, hàn, thử, thấp, hoặc lỡ ăn phải
chất độc mà sinh bệnh^^’.
Xem bệnh thì có bốn cách cốt yếu: vọng là xem hình
dung nhan sắc người bệnh mà đoán; ván là nghe tiếng
nói người bệnh; vấn là hỏi người bệnh hoặc gia nhân;
thiết là bắt mạch, tức là phép tinh vi và trọng yếu hơn
cả. Mạch ở mỗi cổ tay có ba bộ: thốh, quan, xích, thông
với ngũ tạng, lục phủ cho nên xem mạch nổi chìm mau
chậm th ế nào thì biết được trạng thái thủy hỏa suy
vương khí huyết hư thực mà trị liệu.
Phép trị bệnh thì chia làm nội khoa và ngoại khoa.
Nội khoa chuyên trị các bệnh ở tạng phủ, hay là các
' Việt Nam phong tục.
307