Page 306 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 306

chứng  nhức  đầu  sốt rét,  cùng các  chứng  phong,  lao,  cổ,
    lại,  thường  dùng  thuốc  uốhg;  ngoại  khoa  chuyên  trị
    những  bệnh  ở  ngoài  thân  thể,  như  nhọt,  ghẻ,  thướng
    tích  ở  da  và  xương,  thường  dùng  thuốc  cao,  thuốc  đồ,
    thuốc bóp, cùng cách châm cứu cắt xẻ.
       Về vị  thuốc  thì  có  vị  ôn  nhiệt,  vị  hàn  lương,  vị  bình
    thường  không  hàn  không  nhiệt,  thầy  thuốc  tùy  mỗi
    bệnh và tùy khí chất của mỗi người mà cho thuốc thuộc
    về tính nào.
       Nước ta dùng trung y không rõ từ đời nào,  duy về đòi
    Hồ  Hán  Thương  đã  thấy  sử  chép  có  lập  Thái  y  viện  ở
    trong  cung  và  đặt  các  quan  điều  hộ  ở  các  tỉnh  để  xem
    việc trị bệnh. Triều Lê, triều Nguyễn cũng có quan Ngự
    y để xem việc y dược trong cung vua; còn ỏ dân gian thì
    đại  khái  những người  học  trò  lỡ vận,  hay  những  người
    khoa  mục  lỡ  thời  xoay  ra  làm  thuốc  để  sinh  nhai,  chứ
    Nhà nưóc không từng đặt trường chuyên môn,  mà cũng
    không làm cách gì để khuyến khích y học.  Bởi vậy y học
    ỏ nước  ta không mấy khi phát đạt,  duy ở  đời Lê  Mạt có
    ông  Lê  Hữu  Trác  biệt  hiệu  là  Hải  Thượng  Lãn  ông
    người ỏ Hải Dương, nổi tiếng thánh y và soạn ra được bộ
    Y tôn tâm  lãnh 66 quyển truyền ở đời.
       Sử  ký uà địa dư.  -  Sử ký với địa dư là hai khoa,  nước
    ta  có  từ xưa.  Về  sử  ký  thì  đòi  Trần  Thánh  Tôn  (1258-
    1278) Lê văn Hưu đã làm bộ sử đầu tiên của nước ta là
    Đại Việt sử gồm  30  quyển,  chép từ đời Triệu Võ Vương
    đến  Lý  Chiêu  Hoàng.  Sau  khi  Trần  Hưng  Đạo  đánh
    được  giặc  Mông  Cổ,  nhà  vua  sai  văn  thần  chép  công
    trạng  các  tưóng  sĩ  biên  thành  một  quyển  gọi  là  Trung
    hưng thực lục. Sau Hồ Tôn Thốc đòi Trần mạt làm ra bộ

    308
   301   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311