Page 307 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 307

sách Việt sử thế chí và Việt sử cương mục.
        Những sách ấy ngày nay không còn,  vì  trong thòi kỳ
     nội thuộc Minh, quân Minh thu cả đem về Kim Lăng.
        Sang triều  Lê  thì  những  sách  sử học có tiếng là  Đại
     Việt  sử  ký  toàn  thư  của  Ngô  Sĩ  Liên,  Đại  Việt  thông
     giám của Vũ Quỳnh, Đại Việt thông giám tổng luận của
     Lê  Trung,  Việt  sử  toàn  thứ  của  Phạm  Công  Trứ,  Quốc
     sử thực lục của Nguyễn Quí Đức, Đại Việt thông sử của
     Lê  Quí  Đôn.  Sang  triều  Nguyễn  thì  có  bộ  Khâm  định
     Việt  sử cương  mục  thông  giám,  Thực  lục,  Đại nam   liệt
     truyện của Quốc sử quán, và Lịch triều hiến chương của
     Phan Huy Chú.
        Sử  học  tuy  đời  nào  cũng có,  song xét  ra  thì  các  sách
     sử  ấy chỉ  chép  những  việc  chính  trị  hưng suy của  quốc
     triều  chứ  không  chép  đến  phong  tục  và  sinh  hoạt  của
     nhân  dân,  cho  nên  khó  bằng  vào  đó  mà  biết  được  tình
     trạng xã hội các đời trước.  Một điều sỏ đoản của  sử học
     cũ của ta là sách quốc sử thì chép theo lốỉ biên niên, còn
     sách liệt truyện thì chỉ chép sử trạng về khoa mục và lý
     lịch  hoạn  đồ,  cho  nên  tính  tình  tập  quán  cùng  sự  sinh
     hoạt hàng ngày có ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp của
     các nhân vật lịch sử, ta không thể biết được.
        Địa dư học, nước ta lại có sớm hơn sử học nữa. Đời Lý
     vua  Anh  Tôn  (1138-1175)  nhân  đi  chơi  xem  sơn  xuyên
     và  quan sát dân tình sinh hoạt trong nưóc,  rồi sai quan
     làm  quyển  địa  đồ,  tiếc  sách  ấy  ngày  nay  không  thấy.
     Đời  Trần  có  sách  An  Nam  chí  lược  của  Lê  Tắc  làm  ở
     Trung  Quôc  hiện  nay  trường Viễn  đông  bác  cổ  đã  dịch
     ra  Pháp  văn.  Khi  Lê  Lợi  đánh  dẹp  được  quân  Minh,
     Nguyễn Trãi  dâng  sách  An  Nam  vũ  cống.  Đời  Lê  Thái
     Tôn,  vua  sai  các  quan  địa  phương  xem  xét  sơn  xuyên


                                                                 309
   302   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312