Page 45 - Văn Hóa Ứng Xử Việt Nam Hiện Nay
P. 45
IMguyén Thanh Tuấn
văn hóa đạo đức còn các yếu tô khác, như phong tục, tập
quán, nghi thức (lễ nghi), các danh nhân giáo hóa đạo đức
tiêu biểu của dân tộc và thời đại (các biểu tượng đạo đức -
văn hóa v.v...).
Trong bổi cảnh lịch sử - văn hóa Việt Nam và cả vùng
Á Đông, luân thường đạo lý luôn gắn bó chặt chẽ vói thực
hành đạo đức, với nếp sống dân tộc và phong tục tập quán
đến mức kết thành phong hóa. Trong hệ thống đạo đức -
văn hóa dày dặn đó, cơ chê vận hành của đạo đức rất phức
tạp và gồm các khía cạnh chính sau đây:
Thứ nhất, các bộ phận của ý thức đạo đức: Bộ phận
thứ nhất gồm những vấn đề nhận thức triết học, như bản
chất và chức năng của đạo đức, cấu trúc của ý thức đạo đức
xã hội và đạo đức cá nhân, chức năng và cấu trúc của các
giá trị đạo đức, các nguyên tắc và quy tắc đánh giá đạo đức
cá nhân và xã hội, mối quan hệ của đạo đức với các hình
thái ý thức - xã hội khác (nghệ thuật, tôn giáo, triết học...).
Trong đó, có không ít khía cạnh thuộc về phiếm đạo đức
luận hay đạo đức siêu hình.
Bộ phận thứ hai gồm tập hỢp những chuẩn mực, thói
quen, tập quán và phong tục đạo đức tác động đến tư
tưởng, cảm giác (tình cảm) và hành vi của con người.
Chúng đóng vai trò định hướng tinh thần trong cuộc sống
cá nhân và cộng đồng. Trong đó phải kể đến các chuẩn
46