Page 81 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 81

vốn con người của các quốc gia. Lý giải sự chênh lệch về thu nhập bằng riêng yếu tố
               vốn con người cũng tương tự như lý giải nó bằng riêng yếu tố vốn vật chất. Ta quay

               lại với sai lầm cũ là giải thích những khác biệt lớn trong thu nhập bằng một thành
               phần tương đối nhỏ cấu thành thu nhập. Nếu một nước nghèo chỉ vì thiếu lao động

               lành nghề, như Paul Romer (Đại học Stanford) đã chỉ ra khi bình luận về công trình

               nghiên cứu của Mankiw, thì số ít lao động lành nghề ở nước đó hẳn phải hưởng mức
               lương cực kỳ cao.
               Một lần nữa, ta thử so sánh Mỹ và Ấn Độ. Năm 1992, Mỹ có thu nhập đầu người cao

               gấp 14 lần Ấn Độ, đây là tỷ lệ so sánh giữa mức lương của lao động giản đơn giữa hai

               nước. Ở Ấn Độ, lao động giản đơn thì đầy rẫy, trong khi lao động lành nghề lại khan
               hiếm. Theo giả thuyết của Mankiw, lẽ ra mức lương cho lao động lành nghề ở Ấn Độ

               phải cao gấp ba lần ở Mỹ. Mức chênh lệch thu nhập lớn như vậy sẽ phải là nam châm
               hút lao động lành nghề từ Mỹ sang Ấn Độ. Thế nhưng ngược lại, ta vẫn thấy lao động

               có tay nghề cao của Ấn Độ đổ về Mỹ. Hơn thế, nếu các dự báo theo mô hình Mankiw
               được hiện thực hóa, lao động giản đơn Ấn Độ phải là những người muốn chuyển đến

               Mỹ trong khi lao động có kỹ năng thì yên vị tại chỗ. Điều này đã không xảy ra: khả
               năng những lao động Ấn Độ đã qua đào tạo tìm cách nhập cư vào Mỹ cao gấp 14,4

               lần những người không qua trường lớp.
               Việc lao động tay nghề cao của Ấn Độ có khuynh hướng di chuyển sang Mỹ chỉ là

               một phần của hiện tượng chảy máu chất xám nói chung. Một nghiên cứu gần đây về
               61 quốc gia nghèo trên thế giới đã phát hiện ra rằng ở tất cả 61 quốc gia này, những

               người có trình độ học vấn cấp hai hoặc cao hơn có nhiều khả năng nhập cư vào Mỹ
               hơn những người chỉ học đến bậc tiểu học hoặc thấp hơn. Tại 51 trong số 61 nước

               trên, khả năng di cư sang Mỹ của những người có trình độ đại học cao hơn nhiều so
               với những người mới hoàn thành bậc học phổ thông cơ sở. Một số quốc gia đang mất

               cho Mỹ gần như toàn bộ lực lượng lao động tay nghề cao của mình. Ví dụ như ở
               Guyana, ước đoán thận trọng thì cũng phải đến 77% những người có trình độ đại học

               đã chuyển đến Mỹ.

               Thực tế này trái ngược hoàn toàn với dự báo cho rằng lao động có trình độ cao sẽ
               muốn đến các nước nghèo của Mankiw vì mức lương của lao động có trình độ cao
               thật ra lại chênh lệch theo hướng có lợi cho các nước giàu. Một kỹ sư tại Bombay

               được trả 2.300 đô-la/năm, trong khi một kỹ sư tại New York kiếm được 55.000 đô


                                                             81
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86