Page 82 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 82

la/năm. Thay vì mức lương cho lao động lành nghề tại Ấn Độ cao hơn Mỹ 3 lần –
               theo như lý thuyết của mô hình Mankiw, mức lương của một lao động lành nghề ở

               Mỹ thực tế lại cao hơn Ấn Độ 24 lần. Mô hình Mankiw dự đoán một mối quan hệ tỷ
               lệ nghịch giữa thu nhập đầu người và mức lương cho lao động lành nghề; nhưng trên

               thực tế mối quan hệ đó lại có tính tỷ lệ thuận cao.

               Mô hình Mankiw cũng đề xuất một tỷ lệ cao đến vô lý giữa mức lương cho lao động
               giản đơn và lao động trình độ cao tại Ấn Độ. Theo như giả định của Mankiw, lao
               động giản đơn ở Mỹ sẽ nhận được mức lương cao gấp 14 lần so với ở Ấn Độ. Mankiw

               cũng dự đoán lương cho lao động trình độ cao ở Ấn Độ cao gấp 3 lần Mỹ. Nếu tỷ lệ

               lương giữa lao động có kỹ năng và lao động giản đơn của Mỹ là 2/1 (theo như
               Mankiw đề xuất), thì mức lương cho lao động có kỹ năng tại Ấn Độ phải cao gấp 84

               lần lương của lao động giản đơn. Và nếu như con người luôn phản ứng trước động cơ
               kinh tế, thì phải nảy sinh một trào lưu giáo dục rộng lớn ở Ấn Độ để nâng cao kỹ năng

               lao động nhằm hướng tới một mức lương vượt bậc. Tỷ suất sinh lợi của giáo dục tại
               Ấn Độ phải cao hơn Mỹ tới 42 lần. Thế nhưng trên thực tế, không hề có một khoảng

               cách thu nhập rộng đến thế tại Ấn Độ (cũng như tại bất kỳ một quốc gia nghèo nào
               khác). Mức lương kỹ sư tại Ấn Độ chỉ cao gấp ba lần lương công nhân xây dựng. Và

               nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lợi của giáo dục tại các nước nghèo chỉ cao hơn các
               nước giàu không quá hai lần, chứ không phải những 42 lần, và lý do chủ yếu là vì chi

               phí đầu tư cho giáo dục – thu nhập mất đi trong thời gian học tập – ở các nước này
               thấp hơn các nước phát triển.

               Vấn đề thứ ba là tính nhân quả. Thử đặt ngược lại vấn đề, rằng giáo dục trung học là
               một thứ xa xỉ phẩm mà người ta tự cho phép mình hưởng khi mức sống cao hơn, thì

               sao? Khi ấy, nhu cầu đối với giáo dục tự khắc sẽ tăng khi thu nhập đầu người tăng,
               nhưng điều đó không chứng tỏ được giáo dục trung học giúp nâng cao hiệu suất lao

               động như thế nào.
               Điều này dẫn đến một vấn đề cơ bản hơn mà tôi luôn thấy vướng mắc trong lý giải

               của Mankiw về khoảng cách thu nhập giữa các quốc gia. Ngay cả nếu chúng ta có

               chấp nhận lập luận của ông rằng chênh lệch về thu nhập được lý giải bằng chênh lệch
               trong tích luỹ, thì khi ấy điều gì sẽ lý giải cho chênh lệch về tích luỹ? Giải pháp này
               chỉ chuyển hình thức bài toán từ đi tìm câu trả lời cho khoảng cách tăng trưởng giữa

               các quốc gia sang giải thích khoảng cách về tích luỹ. Với cá nhân tôi, giả thuyết cho


                                                             82
   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87