Page 80 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 80
nhiều (cả dưới hình thức vốn vật chất và con người) sẽ tiến theo hướng giàu lên. Quốc
gia nào tích luỹ ít sẽ tiến theo hướng nghèo đi. Nhưng nghèo đi đặt trong bối cảnh
“nghèo” là đích cuối cùng cũng có nghĩa là các quốc gia này đang tiến nhanh hơn về
đích. Một nghiên cứu khác được nhiều người nhắc đến cũng kết luận các nước nghèo
tăng trưởng nhanh hơn, khi tính đến một số yếu tố khác ngoài các biến số mà Mankiw
đưa ra.
Thứ ba, Mankiw tìm cách lý giải cho hiện tượng các nước nghèo thiếu vốn đầu tư
nước ngoài. Ông đặt ra giả thuyết rằng vốn con người (tức lao động lành nghề) không
thể di chuyển qua biên giới, nhưng vốn vật chất thì có thể. Nếu tình trạng nghèo khổ
của các nước nghèo là do mức tích luỹ vốn con người thấp, các nhà đầu tư quốc tế sẽ
không muốn đầu tư vào những nước này khi lực lượng lao động lành nghề là yếu tố
tiên quyết để vốn tư bản sinh lợi. Thiếu vắng lao động lành nghề, hiệu suất sinh lợi
của máy móc sẽ thấp. Điều này lý giải vì sao vốn đầu tư đổ vào các nước giàu nhiều
hơn các nước nghèo.
Tuy nhiên, những lý thuyết hay ho không phải bao giờ cũng được kiểm chứng chặt
chẽ. Có ba vấn đề trong mối quan hệ giả thuyết mà Mankiw thiết lập giữa tỷ lệ phổ
cập cấp hai và thu nhập quốc dân.
Vấn đề thứ nhất: giáo dục cấp hai chỉ là một thước đo rất hạn hẹp về tích luỹ giáo dục.
Còn giáo dục tiểu học thì sao? Mối quan hệ giữa thu nhập đầu người và tỷ lệ giáo dục
tiểu học sẽ kém hùng hồn hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ thấy dường như không có sự liên
hệ đáng kể nào sau khi so sánh một quốc gia có tỷ lệ giáo dục tiểu học tăng từ 20%
đến 90%. Tất cả các nước này đều nghèo. Nhiều quốc gia khác đã đạt mức phổ cập
tiểu học đúng là có thu nhập bình quân cao hơn nhóm nước này, nhưng mức thu nhập
đó cũng khác biệt đến độ đi từ mức cực nghèo cho đến cực giàu. Tóm lại, sự chênh
lệch về mức độ phổ cập Giáo dục tiểu học ở các nước rất thấp, thấp hơn nhiều so với
giáo dục cấp hai, và sự chênh lệch không đáng kể đó không lý giải được sự chênh lệch
về thu nhập. Chỉ tập trung vào giáo dục cấp hai, Mankiw đã phóng đại sự chênh lệch
về giáo dục nói chung.
Vấn đề thứ hai là tính sinh lợi của vốn con người theo giả thuyết của Mankiw.
Mankiw đặt ra giả thuyết rằng các nguồn lưu chuyển vốn sẽ làm cân bằng tỷ suất sinh
lợi của vốn vật chất giữa các quốc gia. Nghĩa là yếu tố vốn vật chất có thể loại ra khỏi
hàm số và chỉ còn phải xem xét ảnh hưởng của tỷ suất sinh lợi khác nhau giữa nguồn
80