Page 83 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 83
rằng các nước nghèo sở dĩ nghèo vì họ không tiết kiệm quả thật không hấp dẫn. Nói
như vậy cũng gần như đổ lỗi cho người nghèo về tình trạng bần cùng của chính họ.
Giáo dục và động cơ
Để trả lời cho câu hỏi tại sao với một xã hội đang khát tăng trưởng, học vấn vẫn chẳng
có mấy giá trị, ta hãy thử xem những lao động có trình độ làm gì với các kỹ năng
được đào tạo. Trong một nền kinh tế có sự can thiệp sâu rộng của nhà nước, hoạt động
mang lại lợi ích cao nhất có lẽ là vận động hành lang chính phủ để giành lấy các đặc
ân. Thông qua hình thức can thiệp, chính phủ tạo ra các cơ hội kiếm lợi nhuận thặng
dư. Chẳng hạn khi một chính phủ ra sức cố định tỷ giá hối đoái, ngăn cấm trao đổi
ngoại tệ, và tạo lạm phát cao, thì chính phủ đó đã tạo cơ hội lợi nhuận bất thường cho
việc mua bán ngoại tệ (không chính thống). Những người có trình độ sẽ vận động
chính phủ để kiếm ngoại tệ với tỷ giá thấp rồi bán lại ra chợ đen để kiếm món lợi kếch
sù. Hoạt động này không đóng góp gì cho việc tăng GDP; nó chỉ phân phối lại thu
nhập bằng cách tước bớt của nhà xuất khẩu khi họ bị buộc phải đổi đô-la tại mức tỷ
giá cố định cho người buôn đô-la chợ đen. Trong một nền kinh tế với nhiều sự can
thiệp nhà nước, những người có trình độ sẽ có khuynh hướng chạy theo các hoạt động
phân phối lại thu nhập, hơn là những hoạt động tạo ra giá trị thặng dư để góp phần đẩy
nhanh tăng trưởng. (Một bằng chứng khá ngộ nghĩnh chứng minh cho luận điểm này
là những nền kinh tế có nhiều luật sư tăng trưởng chậm hơn những nền kinh tế có
nhiều kỹ sư). Ví dụ, các nền kinh tế mà thị trường ngoại hối ngầm đem lại lợi nhuận
thặng dư cao thì mức tăng trưởng thường thấp bất kể giáo dục phát triển hay không.
Những nền kinh tế trong đó lợi nhuận thặng dư trên thị trường ngầm không cao quả
thật tăng trưởng nhanh hơn khi mặt bằng giáo dục cao hơn. Giáo dục chỉ có tác dụng
khi chính phủ tạo động cơ cho tăng trưởng, chứ không phải cho tái phân phối thu
nhập.
Một yếu tố khác nữa cần xem xét là nhà nước thường tác động mở rộng giáo dục bằng
cách cung cấp giáo dục công miễn phí và bắt buộc trẻ em tới trường. Nhưng các mục
tiêu hành chính về phổ cập Giáo dục tiểu học không tự nó tạo ra động cơ để người dân
đầu tư vào tương lai – nhân tố thiết yếu cho tăng trưởng. Chất lượng giáo dục ở một
xã hội nơi người dân có động cơ để đầu tư cho tương lai sẽ khác hẳn so với một xã hội
vắng bóng những động cơ như thế. Trong một nền kinh tế có nhiều động cơ để đầu tư
vào tương lai, thanh thiếu niên sẽ tự miệt mài học tập, phụ huynh sẽ giám sát chất
83