Page 86 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 86
Tuy nhiên, tỷ lệ đến trường có lẽ là một thước đo sai lệch cho mức đào tạo lao động
tay nghề cao trong xã hội.
Nhận ra việc thiếu những động cơ cho tăng trưởng muộn màng có lẽ là nguyên do
khiến tích luỹ máy móc và giáo dục không đem lại kết quả như mong đợi, và cộng
đồng quốc tế phải quay sang một ý tưởng mới: kiểm soát quá trình tăng dân số để tận
dụng triệt để nguồn lực công nghệ và giáo dục.
Chuyển đoạn: Không nơi nương náu
Sudan đã chìm trong khói lửa chiến tranh suốt 17 năm. Đây là cuộc nội chiến thứ hai
kể từ khi nước này giành được độc lập, cuộc chiến trước đó cũng kéo dài 17 năm. Tồi
tệ hơn, các cuộc chiến giữa hai miền Nam, Bắc chỉ là sự tiếp tục những xung đột dân
tộc đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. (Nói một cách đơn giản, sự chia rẽ dân tộc đó phát
sinh giữa nhóm Ả rập – Hồi giáo ở miền Bắc và nhóm người Phi – Thiên Chúa ở miền
Nam). Nội chiến bùng nổ trở lại khi Tổng thống Numayri (của một chính phủ do miền
Bắc chiếm đa số đóng tại Khartoum) ban hành đạo luật Hồi giáo, luật Shari’a, tháng 9
năm 1983.
Khoảng 20.000 thiếu niên lứa tuổi từ 7 đến 17 tại miền Nam Sudan đã chạy trốn khỏi
làng quê ngay từ đầu cuộc chiến vì sợ bị chính phủ bắt đi lính. Nhiều người trong số
họ chạy về các trại tị nạn ở Ethiopia, một cuộc chạy trốn kéo dài khoảng 6 đến 10
tuần. Các em phải vượt qua những vùng rừng hoang dài bất tận. Một số bị các băng
cướp dọc đường lột sạch quần áo, giày dép, chăn màn. Một số chết vì đói hoặc dịch
bệnh. Số sống sót tìm được sự bình yên tạm thời tại Ethiopia.
Tháng 5 năm 1991, chính phủ mới lên cầm quyền của Ethiopia yêu cầu những thanh
thiếu niên này rời khỏi nước mình, và họ phải trở về Sudan. Lúc đó đang là mùa mưa,
và một số em đã chết đuối khi tìm cách qua sông. Số còn lại đến được trại tị nạn của
Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế đóng ngay tại Sudan. Nhưng đụng độ lại nổ ra quanh
khu vực tị nạn vào cuối năm 1991, và họ phải chạy đến Kenya. Từ năm 1992, Quỹ nhi
đồng LHQ đã thu xếp cho 1.200 em đoàn tụ với gia đình, số còn lại hiện vẫn ở trong
các trại tị nạn Kenya. Như cậu bé 14 tuổi Simon Majok từng nói: “Chúng tôi, những
trẻ em của Sudan, sinh ra không may mắn.”
Năm 1999, lại có những báo cáo mới về một đợt trẻ em Sudan chạy trốn tới Kenya,
lần này là trốn chạy cuộc chiến giữa các bộ lạc miền Nam. Tháng 3 năm 2000, tổ chức
Đoàn kết Thiên Chúa Quốc tế (CSI) tuyên bố các lực lượng ủng hộ chính phủ đã bắt
86