Page 89 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 89
sản lượng lương thực của các nước đang phát triển tăng 87%. Có lẽ vì lí do này,
Ehrlich gần đây đã phải thừa nhận “rất khó có thể kết luận rằng điều kiện sống trên
trái đất đang xuống cấp một cách nhanh chóng.”
Mối quan ngại của Ehrlich vào năm 1968 là tỷ lệ gia tăng dân số. Vào thời điểm Quả
bom dân số được xuất bản, dân số thế giới tăng với tốc độ kỷ lục, xấp xỉ 2,1%. Kể từ
đó, tỷ lệ gia tăng dân số đã giảm dần và, theo dự đoán của WB, sẽ giữ ở mức 1,1%
một năm cho đến năm 2015. Mặc dù tỷ lệ tử không còn cao như trước, tỷ lệ gia tăng
dân số vẫn giảm bởi tỷ lệ sinh còn thấp hơn nhiều.
Dù vậy, những ám ảnh về dân số vẫn còn đó. Kế tục sự nghiệp của chủ nghĩa cảnh
giác dân số ngày nay là Lester Brown ở Viện Nhìn ra Thế giới. Theo một bài báo giới
thiệu quyển sách xuất bản năm 1999 với nhan đề khiêm tốn Beyon Malthus (Sau
Malthus), “Thế giới ngày nay đang phải gánh chịu hậu quả của sự sao lãng về vấn đề
dân số của quá khứ.” “Sau gần nửa thế kỷ dân số liên tục phát triển,” bài báo tiếp tục
một cách não nề, “nhu cầu lương thực, nước uống và lâm sản đang làm quá tải hệ sinh
thái ở nhiều quốc gia.” Cuốn sách State of the World 2000 (Thực trạng thế giới 2000)
của Viện Nhìn ra Thế giới cảnh báo rằng tốc độ gia tăng dân số “có thể là rào cản lớn
nhất đối với tiến độ phát triển kinh tế, làm trầm trọng hơn gần như tất cả các vấn đề
môi trường và xã hội khác.” Và Pakistan một lần nữa lại ở bên bờ thảm họa: “Với dân
số dự đoán sẽ tăng từ 146 triệu ngày nay cho tới 345 triệu vào năm 2050, diện tích đất
canh tác theo đầu người ở Pakistan sẽ giảm từ 0,08 héc ta xuống còn 0,03 hecta, chỉ
bằng vẻn vẹn diện tích một sân quần vợt.”
Tổ chức Hành động vì Dân số Thế giới cho rằng “khả năng cung cấp lương thực cho
thế giới tương lai cũng đang ở mức báo động.” Viện Dân số cũng cảnh báo thẳng
thừng rằng “Bốn vấn nạn của thế kỷ XXI sẽ là: Đông dân, Thoái hóa rừng, Khan hiếm
nước, Khủng hoảng lương thực.” Bởi vậy, “Chẳng mấy chốc các nước đã phát triển sẽ
phải ký những tấm séc viện trợ khổng lồ để cấp cứu các khu vực chìm trong thảm
họa...”
Không chỉ vậy, theo Lester Brown, dân số còn tăng nhanh hơn việc làm: “Nếu không
có những biện pháp kịp thời để kìm hãm dân số, trong một vài năm tới, tỷ lệ thất
nghiệp sẽ tăng tới mức không kiểm soát nổi.” Ở Pakistan, “lực lượng lao động ước
tính sẽ tăng từ 72 tới 199 triệu trong khoảng thời gian từ 1999 tới 2050.”
Giải pháp chủ nghĩa cảnh giác đề ra là đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình (sử dụng
89