Page 91 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 91
khuyến khích kế hoạch hóa gia đình: “USAID quản lý một mạng lưới toàn cầu chuyên
phân phối các dụng cụ phòng tránh thai. Hệ thống kiểm kê nguồn dự trữ các dụng cụ
tránh thai của USAID được nhiều nước và các tổ chức từ thiện tin dùng.” Quá nhiệt
tình cung cấp dụng cụ tránh thai, USAID đã khiến cho bao cao su tràn ngập khắp thị
trường. Ở những nước nhận hỗ trợ của USAID như El Salvador hay Ai Cập, người ta
được cho nhiều bao cao su đến mức có thể dùng để làm bóng bay trang trí trong các
trận bóng đá.
Chuyện sinh con ngoài ý muốn
Liều thuốc tiên không mấy hứa hẹn – trợ giá bao cao su – đi ngược lại một nguyên tắc
cơ bản: thị trường hoạt động dựa trên lợi nhuận. Các chương trình hỗ trợ kế hoạch hóa
gia đình nói ở trên đều xoay quanh một giả thuyết ngầm: thị trường tự do không có
khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu dụng cụ tránh thai. Và như vậy, “150 triệu cặp nam
nữ có nhu cầu tránh thai” nếu không có bao cao su viện trợ sẽ không ngừng sinh con
đẻ cái? Bao cao su, cũng như mọi hàng hóa khác, hoàn toàn có thể được cung ứng bởi
thị trường tự do, không hơn gì một lon Coca-Cola. Trong khi đối với Coca-Cola,
chúng ta không hề có các chương trình viện trợ tương tự.
Những người chủ trương “trợ giá bao cao su” có thể cho rằng có những người nghèo
tới mức không đủ tiền để mua bao cao su, một suy luận cực kỳ phi lý bởi sinh con
ngoài ý muốn còn tốn kém hơn rất nhiều. Ở mọi nơi trên thế giới, bao cao su giá chỉ
khoảng năm nghìn đồng một chiếc. Với giá cả như vậy, một chiếc bao cao su thật sự
không đáng là bao khi so sánh với các chi phí của việc sinh con.
Những người chủ trương “trợ giá bao cao su” sẽ đáp lại rằng ở các nước nghèo người
ta không có bao cao su mà mua với bất kỳ giá nào. Nhưng câu hỏi tiếp theo sẽ là: tại
sao thị trường tự do lại bỏ qua một cơ hội lợi nhuận kếch sù từ một mặt hàng chi phí
thấp, nhu cầu cao nếu quả thực có tới “150 triệu cặp nam nữ có nhu cầu tránh thai
chưa được đáp ứng”? Thị trường tự do chẳng phải đã rất thành công khi bán Coca-
Cola tới các nước nghèo trên thế giới?
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta phải đi xa hơn những lý luận kinh tế cơ bản để phân
tích cặn kẽ cái gọi là “nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng”. Đã có những thống kê
một cách hệ thống về số con mong muốn ở hàng loạt các quốc gia. Lant Pritchett so
sánh số con mong muốn với số con thực tế ở nhiều nước và chỉ ra rằng những nơi phụ
nữ có nhiều con cũng thường là những nơi người ta thích cảnh con đàn cháu đống.
91