Page 96 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 96

Boserup hay Malthus?
               Kremer chỉ ra rằng, nếu nhìn dọc theo chiều dài thời gian, phần thắng nghiêng về phía

               Boserup. Dân số thế giới đã tăng một cách đều đặn với vận tốc ngày càng tăng: từ
               125,000 đến 4 triệu trong khoảng từ năm 1 triệu tới 10,000 trước công nguyên, đến

               170 triệu vào thời điểm Jesus ra đời, khoảng 1 tỷ thời đại của Mozart, rồi 2 tỷ vào thời

               kỳ Đại khủng hoảng, 4 tỷ lúc xảy ra vụ Watergate, và 6 tỷ ngày nay. Ở tầm dài hạn,
               dân số ban đầu tỷ lệ thuận với sức tăng trưởng sau đó, đúng như Boserup-Kuznets-
               Simon tiên đoán, chứ không phải là ngược lại như Malthus-Ehrlich-Brown mô tả.

               Nếu chúng ta bỏ qua lịch sử thời gian và chỉ nhìn vào thời đại ngày nay, quan hệ đồng

               biến này không còn nữa. Dân số tiếp tục tăng từ những năm 1960 nhưng với tốc độ
               giảm dần. Tuy nhiên đây vẫn không phải là bằng chứng ủng hộ Malthus. Tỷ lệ tăng

               dân số giảm bởi tỷ lệ sinh giảm chứ không phải bởi tỷ lệ người chết do đói kém tăng
               như lý thuyết của Malthus dự đoán.

               Như vậy liệu có nên trợ cấp cho các chương trình kiểm soát gia tăng dân số? Thứ
               nhất, kể cả trong trường hợp cần kìm hãm gia tăng dân số, trợ giá các dụng cụ tránh

               thai vẫn không phải là cách tốt nhất bởi chi phí cho dụng cụ tránh thai chỉ là một phần
               cực nhỏ khi các ông bố bà mẹ quyết định có sinh con hay không. Thứ hai, lợi ích hay

               phản lợi ích sau cùng của sự đông dân vẫn chưa rõ ràng. Có lẽ mỗi quốc gia phải tự
               định đoạt lấy cho mình: tăng dân số sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; hay

               tăng dân số sẽ tăng thêm thu nhập từ thuế cho chính phủ và làm phong phú thêm
               nguồn các ý tưởng sáng tạo.

               Phát triển: biện pháp tránh thai hiệu quả nhất
               Hãy giả sử vì một lý do nào đó, một quốc gia muốn giới hạn tốc độ gia tăng dân số.

               Có một quy luật trong thống kê mà mọi người đều nhất trí rằng tốc độ gia tăng dân số
               tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân đầu người. Ở những nước giàu người ta thường có

               ít con hơn là ở các nước nghèo. Ở nhóm 1/5 nước nghèo nhất thế giới, một phụ nữ
               trung bình sinh nở 6,5 lần trong khi con số đó ở nhóm 1/5 nước giàu nhất trên thế giới

               là 1,7. Nói theo cách nhiều người có thể cảm thấy phi đạo đức, người ta tráo đổi giữa

               số lượng và chất lượng con cái. So với những nước nghèo, các bậc phụ huynh ở
               những nước giàu thường có ít con hơn nhưng đầu tư rất nhiều vào mỗi đứa con từ giáo
               dục, dinh dưỡng cho tới những hoạt động ngoại khóa khác như học ba-lê.

               Tại sao vậy? Một lần nữa, lại là quy luật con người hành động vì động cơ. Nhà kinh tế


                                                             96
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101