Page 95 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 95

lĩnh trợ cấp. Tình trạng này ở Hoa Kỳ khá hơn so với các nước khác chủ yếu là do dân
               số ở Hoa Kỳ tăng nhanh hơn (do nhập cư chứ không phải do sinh đẻ tự nhiên).

               Một mặt tích cực nữa của việc tăng dân số là “quy luật nhân tài”. Càng nhiều trẻ em
               được sinh ra, xác suất để một trong số đó sẽ trở thành Mozart, Einstein hay Bill Gates

               của tương lai càng cao. Hiện tượng này, được chỉ ra đầu tiên bởi Simon Kuznets và

               Julian Simon, có nghĩa là xã hội có thể tiến bộ bằng cách tăng dân số, qua đó làm
               phong phú thêm số lượng những ý tưởng thiên tài.
               Bởi ý tưởng có thể được truyền đạt với chi phí rất thấp – ví dụ, hàng triệu người có

               thể thưởng thức một bản aria của Mozart – phát kiến mới thường phát huy hiệu quả

               tốt hơn ở những vùng đông dân cư. Chi phí nhất thời để thực thi một sáng kiến mới sẽ
               được san sẻ bởi nhiều người hơn và sau đó mọi người có thể sử dụng thành quả một

               cách không tốn kém. Chi phí thiết lập mạng Internet càng dễ trang trải hơn nếu càng
               có nhiều người chung lưng đóng góp và lợi ích của Internet càng tăng nếu càng có

               nhiều người sử dụng. Những tiến bộ từ xưa tới nay, chẳng hạn như biến từ săn bắn –
               thu lượm sang chăn nuôi trồng trọt hay từ chăn nuôi trồng trọt sang phát triển công

               nghiệp, sẽ mang lại lợi ích to lớn hơn nếu có nhiều người san sẻ chi phí cũng như
               hưởng thụ lợi ích.

               Gia tăng dân số cũng có thể là động lực cho việc phát triển khoa học kỹ thuật bởi dân
               số đông tạo nên áp lực phải sản xuất được nhiều của cải hơn với các tài nguyên hiện

               có. Ví dụ, khi tỷ lệ người so với diện tích đất tăng, người ta bắt buộc phải nghĩ ra cách
               để tăng năng suất canh tác. Định luật “áp lực dân số” này được Ester Boserup đưa ra

               đầu tiên.
               Nhà kinh tế học Michael Kremer của trường Đại học Harvard đưa ra một kiểm chứng

               đơn giản định luật Kuznets-Simon-Boserup về lợi ích của gia tăng dân số trong một
               bài báo với tiêu đề: “Gia tăng dân số từ 1 triệu năm trước công nguyên.” Ông chỉ ra

               rằng một hệ quả của định luật này là mối quan hệ đồng biến giữa số dân ban đầu và
               tốc độ tăng dân số sau đó. Dân số ban đầu càng đông, càng có nhiều sáng tạo, càng

               nhiều người hưởng lợi từ những sáng tạo đó cũng như càng có nhiều người chia sẻ chi

               phí thực hiện. Những tiến bộ này cho phép xã hội có khả năng nuôi trẻ tốt hơn do đó
               dân số sẽ tăng nhanh hơn. Lý thuyết này đi ngược lại hẳn với những gì Thomas
               Malthus, Paul Ehrlich và Lester Brown mô tả: đông dân ban đầu đồng nghĩa với

               khủng hoảng lương thực khiến dân số sẽ phải tụt giảm trong tương lai. Vậy ai đúng:


                                                             95
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100