Page 94 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 94
họ vẫn cao hơn nhiều. Ngay cả ở châu Phi với nhiều bệnh tật và tỷ lệ sinh kỷ lục, chết
đói hàng loạt như chủ nghĩa cảnh giác dự báo cũng chưa từng xảy ra.
Thứ ba, từ những năm 1960 tới 1990, tốc độ tăng dân số ở các nước thế giới thứ ba đã
giảm khoảng 0,5% nhưng, như chúng ta đã thấy, tăng trưởng bình quân đầu người
cùng kỳ đã chững lại. Hơn nữa, thành công trong việc kìm hãm gia tăng dân số không
hề liên quan tới thành công trong việc cải thiện thu nhập bình quân đầu người (Hình
5.1). Gần như tất cả các nước đều trải qua giai đoạn tỷ lệ thu nhập đầu người giảm và
tốc độ giảm này không hề liên quan đến những biến động trong gia tăng dân số.
Hiển nhiên là phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác ngoài nhịp độ
gia tăng dân số. Nhưng kể cả khi chúng ta kiểm soát các yếu tố đó, sức tăng dân số
vẫn không có ảnh hưởng đáng kể tới thu nhập bình quân theo đầu người.
Quan điểm cho rằng tăng dân số sẽ giảm thu nhập bình quân và tăng tỷ lệ thất nghiệp
dựa trên giả thuyết: năng suất lao động của mỗi người mới là bằng 0 và do vậy tăng
dân số đồng nghĩa với việc tổng sản phẩm phải chia cho một mẫu số lớn hơn. Một lần
nữa, ngoài việc coi thường tiềm năng con người ở các nước nghèo, quan điểm này đi
ngược lại nguyên tắc cơ bản: thị trường hoạt động dựa trên lợi nhuận còn con người
có bản năng sinh tồn. Mỗi người mới là một cơ hội lợi nhuận tiềm tàng cho công ty sẽ
thuê người đó. Mỗi người mới sẽ phải tự thân vận động tìm kiếm công ăn việc làm để
sinh tồn. Tiền lương thực tế sẽ được điều chỉnh cho đến khi cung cầu cân bằng trên thị
trường lao động.
Tăng dân số: tốt hay xấu?
Sau cùng, người ta vẫn có thể bảo vệ cho việc trợ cấp các chương trình quản lý dân số
như sau: Bố mẹ khi sinh con cái không hề ý thức được tất cả những hậu quả mà xã hội
sẽ phải gánh chịu. Tăng dân số có thể gây nguy hại tới môi trường tự nhiên. Ví dụ,
mật độ dân số quá dày trên một địa bàn sẽ gây khó khăn cho chính những người cư
ngụ trên địa bàn đó. Các ông bố bà mẹ thường không tính đến những chi phí xã hội
khi quyết định sinh con.
Nhưng cũng có thể có những mặt tích cực của việc sinh con mà các bậc phụ huynh
không phải là những người được hưởng. Mỗi đứa trẻ sinh ra là một người dân trong
tương lai sẽ trả thuế để trang trải các chương trình của chính phủ. Khó khăn chính
thường gặp phải trong các chương trình bảo hiểm xã hội ở hầu hết các nước giàu là
dân số tăng chậm làm giảm tỷ trọng số người lao động trả thuế so với số người về hưu
94