Page 88 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 88
CHƯƠNG 5. Trợ giá bao cao su?
Chỉ có một thứ đáng sợ hơn một nhà kinh tế: một nhà kinh tế nửa mùa.
– Định luật Kinh tế hai của Bentley
Ứng cử viên kém hấp dẫn nhất cho cái gọi là Chìa khóa vàng của sự thịnh vượng
chính là thứ chất dẻo có tên bao cao su. Trong mắt nhiều chuyên gia phát triển, kiếm
soát dân số là mục tiêu hàng đầu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Viện trợ nước
ngoài cho việc kiếm soát dân số – trợ giá bao cao su – được coi là liều thuốc tiên
mang lại sự phồn vinh cho các nước kém phát triển.
Tốc độ gia tăng dân số đã trở thành nỗi trăn trở chung của những ai quan tâm đến thế
giới thứ ba. Đối với rất nhiều người, gia tăng dân số là mối hiểm họa thật sự đe dọa sự
phồn vinh, nếu không phải là cuộc sống của chính những người dân, ở các nước kém
phát triển. Ngược lại, kiếm soát dân số qua kế hoạch hóa gia đình – hay sử dụng hiệu
quả các biện pháp tránh thai – sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong kinh tế, dân số không phải là một chủ đề mới lạ. Vào đầu thế kỷ XIX, Thomas
Malthus tuyên bố rằng với tốc độ phát triển theo cấp số nhân của dân số, chẳng mấy
chốc lương thực sẽ bị cạn kiệt; dân số sẽ tự giảm qua các đợt đói kém triền miên. Kế
tục Thomas Malthus là nhà sinh học Paul Ehrlich tại Đại học Stanford. Trong cuốn
sách Population Bomb (Quả bom dân số) nổi tiếng xuất bản năm 1968, Ehrlich dự
đoán chỉ trong vòng một thập kỷ nữa, chết đói hàng loạt ở châu Á, châu Phi và Nam
Mỹ sẽ làm biến mất 1/5 dân số thế giới. Ở nhiều nơi, nhất là các nước nghèo và đông
dân, dịch bệnh bùng nổ với khả năng tái xuất của dịch hạch sẽ làm số người chết tăng
hơn nữa.
Lời cảnh báo của Ehrlich chỉ đáng chú ý ở một điểm: chết đói hàng loạt đã không xảy
ra. Vào những năm 1960, khi Ehrlich viết những lời cảnh báo hùng hồn của mình,
1/10 dân số thế giới phải sống trong khủng hoảng lương thực ít nhất mười năm một
lần. Đến những năm 1990, nạn chết đói chỉ còn sót lại ở rất ít quốc gia trên thế giới.
Dân số thế giới đã tăng gấp đôi từ 1960 đến 1998 nhưng sản lượng lương thực cùng
kỳ đã tăng gấp ba ở cả nước giàu lẫn nước nghèo. Không những không còn khan
hiếm, giá thực phẩm đã giảm đi gần một nửa trong vòng hai thập kỷ qua.
Ví dụ, tại Pakistan, một trong nhiều nơi Ehrlich cho rằng “nạn đói kém và cướp bóc
lương thực chắc chắn sẽ hoành hành vào đầu những năm 1980 hoặc sớm hơn,” sản
lượng lương thực đã tăng gấp đôi trong vòng 15 năm trở lại đây. Cùng thời kỳ, tổng
88