Page 33 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 33

đoạn khiến mọi người lưu tâm nhất là “cất cánh tới tăng trưởng bền vững”. Tuy nhiên,
               yếu tố quyết định duy nhất của việc tăng sản lượng mà Rostow trích dẫn là tăng mức

               đầu tư từ 5 lên 10% thu nhập. Đây gần như chính xác là điều mà Ngài Arthur Lewis
               đã nói 6 năm trước, nên “cất cánh” chỉ khẳng định lại các thuyết của Domar và Lewis

               với hình ảnh sinh động là chiếc máy bay cất cánh khỏi đường băng.

               Rostow cố gắng chỉ ra rằng “cất cánh” nhờ đầu tư là phù hợp với thực tế. Nước Nga
               của Stalin đã có ảnh hưởng lớn đến Rostow, cũng như đến nhiều chuyên gia kinh tế
               khác; nó phù hợp với thuyết “cất cánh”. Sau đó, Rostow cũng xem xét một số trường

               hợp lịch sử và các nước thuộc thế giới thứ ba. Tuy nhiên, bằng chứng của riêng ông

               lại chưa đủ sức thuyết phục: chỉ có ba trong tổng số 15 trường hợp ông nêu ra là phù
               hợp với thuyết cất cánh nhờ đầu tư. Năm 1963, nhà kinh tế giành giải Nobel, Simon

               Kuznets còn tự tìm ra những chứng cứ lịch sử độc lập, ngược hẳn với thuyết của
               Rostow: “Trong giai đoạn cất cánh, không có trường hợp nào có có tốc độ tăng trưởng

               tổng sản phẩm quốc nội như giả thuyết của GS. Rostow về nhân đôi (hoặc hơn nữa) tỷ
               lệ hình thành tư bản ròng”. (Nhưng những thực tế đã được điển hình hóa không bao

               giờ mất đi. Ba thập kỷ sau, một nhà kinh tế học hàng đầu viết: “Một trong những thực
               tế đã trở thành trường hợp điển hình của lịch sử thế giới là hiện tượng tích luỹ tăng

               mạnh trước các giai đoạn cất cánh quan trọng của tăng trưởng kinh tế”).
               Đừng quên tiết kiệm

               Có một sự đồng thuận khá rộng rãi rằng tín điều viện trợ đầu tư để tăng trưởng “về cơ
               bản là có giá trị” như một tài liệu phổ biến của Jagdish Bhagwati đã viết năm 1966.

               Nhưng các nhà viện trợ tiến hành cho vay những khoản vay lãi suất thấp như một hình
               thức viện trợ cũng đã được cảnh báo về tình trạng nợ quá cao. Phần đầu của bài viết

               này đã chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp các rắc rối liên quan đến việc trả nợ cho các
               khoản vay cũ. Một chuyên gia kinh tế sớm chỉ trích viện trợ là P. T. Bauer, năm 1972

               đã mỉa mai (nhưng mang tính tiên tri) rằng “viện trợ nước ngoài là cần thiết để tạo
               điều kiện cho các nước chậm phát triển trả các khoản nợ được bao cấp… theo các

               thỏa thuận viện trợ nước ngoài ban đầu”.

               Cách đơn giản để tránh các vấn đề nợ với các nhà viện trợ chính thức là tăng tích lũy
               quốc gia. Bhagwati cho rằng đây là công việc của chính phủ: chính phủ phải tăng thuế
               để tạo các khoản tích lũy công. Rostow đã dự đoán nước nhận viện trợ về bản chất sẽ

               tăng mức tích lũy khi đã cất cánh, để sau “10-15 năm”, các nước viện trợ có thể tính


                                                             33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38