Page 257 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 257

có 60% phiếu bầu ủng hộ cho cải cách.
               Nhưng giả sử mỗi thành viên trong nhóm lợi ích của bạn không biết chắc mình có

               nằm trong 1/3 được hưởng lợi hay không. Giả sử thêm rằng khả năng mỗi thành viên
               nằm trong số 1/3 may mắn này là như nhau. Do vậy, khả năng mỗi một thành viên

               trong nhóm của bạn được hưởng lợi từ cải cách là 2:1. Kết quả là, tất cả các thành

               viên đều bỏ phiếu phản đối cuộc cải cách. Cải cách sẽ bị đánh bại từ 60% xuống 40%,
               mặc dù 60% số đông sẽ được hưởng lợi từ nó. Hiện trạng xấu được duy trì do sự thiếu
               rõ ràng về đối tượng được hưởng lợi. Sự thiếu rõ ràng này rất nguy hại vì các nhóm

               thường có lợi ích khác nhau từ các cuộc cải cách.

               Bất bình đẳng và tăng trưởng
               Khi có nhiều nhóm lợi ích khác nhau, động cơ của các nhà lập chính sách thường trở

               nên méo mó. Nguyên nhân nào thường gây ra tình trạng có nhiều nhóm lợi ích như
               vậy? Trên khắp thế giới, chúng ta thấy những xã hội bị xé nhỏ thành từng mảnh thông

               qua hai dạng phân cực như sau: sự đối đầu giữa các tầng lớp và xung đột dân tộc.
               Thủ phạm thứ nhất là tình trạng bất bình đẳng cao. Giả sử dân số bao gồm số đông

               người nghèo chỉ sở hữu sức lao động và thiểu số những người giàu sở hữu các đầu
               vào sản xuất khác là vốn tư bản và đất đai. Tiếp tục giả sử có một cơ chế biểu quyết

               dân chủ về chính sách, hay ít nhất là có đại diện hoạt động hiệu quả của các nhóm lợi
               ích trong một nền chính trị phi dân chủ. Trong bối cảnh gần với dân chủ, những người

               lao động nghèo sẽ là người quyết định chính sách vì họ chiếm phần đông. Đánh thuế
               vào những người giàu có thể là một dự luật hấp dẫn đối với số đông người nghèo này.

               Đâu là yếu tố quyết định mức độ hấp dẫn của dự luật? Có hai hiệu ứng bù trừ cho
               nhau. Thứ nhất, thuế đánh vào người giàu làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh

               tế, gây thiệt hại cho cả công nhân và các nhà tư bản. (Chúng ta đã biết rằng các mức
               thuế theo luật không quyết định tăng trưởng, nhưng tôi sử dụng thuế ở đây để nói

               chung cho tất cả các biện pháp phân phối lại, chẳng hạn như duy trì mức chênh lệch
               giá trên thị trường chợ đen). Thứ hai, thuế đánh vào người giàu phân phối lại thu nhập

               từ người giàu sang người nghèo. Khả năng phân phối lại sẽ lớn khi sự phân cách thu

               nhập giữa ông chủ và công nhân lớn. Sự chênh lệch lớn trong thu nhập – tình trạng bất
               bình đẳng cao – chắc chắn sẽ dẫn tới sự phân phối lại thông qua thuế đánh vào vốn,
               loại thuế này sẽ bù đắp cho những mất mát do mất tiềm năng tăng trưởng gây ra. Do

               đó, số đông người nghèo trong một xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng sẽ biểu quyết


                                                            257
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262