Page 255 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 255
Đến bữa trưa
Một câu chuyện tương tự cũng có thể giải thích tại sao thâm hụt ngân sách lại khó
kiểm soát trong các nền kinh tế bị phân cực. Tôi xin đưa ra một ví dụ khác. Giả sử sáu
người chúng ta sẽ đi ăn trưa và quyết định trước rằng sẽ chia đều tiền. Khi gọi các
món ăn, tôi biết rằng mình sẽ chỉ chịu 1/6 chi phí của bất kỳ món nào mình chọn. Nếu
tôi gọi một con tôm hùm giá 24 đô-la thay vì một chiếc bánh bao Ý giá 12 đô-la, tôi
chỉ phải trả thêm 2 đô-la. Mỗi một người trong chúng ta sẽ tính toán theo cách tương
tự và kết quả là tổng chi phí cho bữa ăn sẽ cao hơn so với trường hợp mỗi người trả
cho món ăn của riêng mình. Đây là một trường hợp khác của vấn đề túi dầu chung.
Tôi chỉ tính toán tác động của hành động cá nhân lên ngân sách riêng tôi, chứ không
phải ngân sách cả nhóm.
Một tình huống tương tự tồn tại khi nhiều đại diện của các nhóm lợi ích quyết định về
ngân sách quốc gia. Nếu có 6 nhóm lợi ích tương đương về dân số, tôi sẽ chỉ phải chịu
1/6 chi phí của bất cứ dự án nào mà tôi đề xuất cho lợi ích của nhóm mình. Mỗi một
người trong số 5 đại diện còn lại cũng có suy nghĩ tương tự. Do vậy, chúng ta chi tiêu
nhiều hơn, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao hơn so với trường hợp chỉ có một người
hành động duy nhất. Mỗi một người trong chúng ta, với tư cách là các đại diện, chỉ
hành động theo lợi ích riêng, nhưng kết quả cuối cùng, cho cả quốc gia lại không tốt
một chút nào.
Các cuộc chiến tranh tiêu hao
Alberto Alesina của Đại học Harvard và Allen Drazen của Đại học Marryland chỉ ra
một lý do khác khiến nhiều người lại cổ súy cho các chính sách tồi. Họ cho rằng các
nhóm lợi ích khác nhau sẽ tham gia vào những cuộc chiến tranh tiêu hao.
Giả sử nền kinh tế lạm phát cao triệt tiêu tăng trưởng. Giả sử thêm rằng có hai nhóm
lợi ích khác nhau. Bạn và tôi lãnh đạo hai nhóm lợi ích này. Mỗi chúng ta đều có thể
ghìm lạm phát bằng cách hủy bỏ các dự án được tài trợ bởi việc in thêm tiền. Một
trong hai chúng ta sẽ hành động như vậy chứ? Chưa chắc. Ai trong chúng ta cũng hy
vọng rằng người kia sẽ hủy bỏ các dự án của mình để giảm lạm phát và chúng ta sẽ
trở thành người hưởng lợi khi lạm phát thấp hơn. Cả hai chúng ta đang trong một cuộc
chiến tranh tiêu hao, hy vọng rằng người kia sẽ hết quân trước.
Để xem điều này thật sự diễn ra như thế nào, hãy suy nghĩ về cuộc chiến tranh tiêu
hao thực thụ: chiến tranh Việt Nam. Thoạt đầu cuộc chiến tranh được các cử tri Mỹ
255