Page 253 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 253

Đây là kiến thức quan trọng trong kinh tế chính trị. Sự tồn tại các nhóm lợi ích bị phân
               cực, mà trong đó mỗi nhóm hành động vì lợi ích của riêng mình là nguyên nhân của

               các chính sách tồi. Những xã hội bị phân cực nhiều thường có chính sách tồi hơn so
               với các xã hội đồng nhất. Bất cứ yếu tố nào gây ra phân cực đều làm chính sách tồi tệ

               hơn và dẫn đến tăng trưởng thấp hơn. Ví dụ như các nhóm lợi ích trong các liên minh

               dân tộc ở Ghana có thể đã đi đến dàn xếp như sau: mỗi một đại diện của một nhóm lợi
               ích sẽ chịu trách nhiệm về một chính sách. Một người sẽ chịu trách nhiệm về thị
               trường chợ đen, người khác về tăng cung tiền và lạm phát, người thứ ba về thâm hụt

               ngân sách, và người thứ tư về lãi suất thực âm.

               Theo thỏa thuận này, đại diện của mỗi nhóm lợi ích sẽ chọn chính sách tối đa hóa lợi
               ích riêng mà không quan tâm đến việc hành động của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào

               đến lợi ích của người khác. Ví dụ như, lãi suất thực âm nặng của người thứ tư sẽ hạn
               chế đầu tư trong nước. Các nhà xuất khẩu Ghana sẽ báo cáo doanh thu thấp hơn thực

               tế và gửi khoản chênh lệch vào tài khoản ở nước ngoài. Việc làm này sẽ cắt giảm lợi
               ích của quan chức thứ nhất (tạm gọi là X) bởi vì thu nhập của X dựa vào những nguồn

               thu ngoại tệ xuất khẩu bị bắt buộc phải bán với mức tỷ giá chính thức. Sau đó, X sẽ
               bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen để kiếm lời. Nếu nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu ít

               hơn, ông này sẽ kiếm lợi nhuận ít hơn.
               Quan chức 2 (tạm gọi là Y) cũng có lợi ích thấp hơn bởi vì doanh thu từ phát hành

               tiền sẽ lớn hơn khi càng có nhiều tiền được cất giữ trong nước. Khi tiền bị giữ ở nước
               ngoài, thu nhập từ “thuế lạm phát” của Y cũng sẽ thấp hơn. Và quan chức thứ ba (tạm

               gọi là Z) cũng không muốn thâm hụt ở mức cao, bởi vì các chi dùng trong nước cũng
               xuất phát từ các tài khoản tài chính trong nước. Quan chức thứ tư (tạm gọi là A) đặt

               lãi suất thực ở mức mang lại lợi ích tối đa từ các khoản vay có lãi suất thấp, mà không
               tính đến các tác động đến X, Y và Z. Như vậy A dễ đẩy lãi suất thực tế xuống mức âm

               hơn so với khi ông ta để ý tác động của sự việc đến các quan chức khác.
               Qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng X cũng không tính đến ảnh hưởng của

               tỷ giá tăng cao trên thị trường chợ đen đến A. Với mức chênh lệch giá trên thị trường

               chợ đen cao, các nhà xuất khẩu có động cơ bán ngầm một phần sản phẩm của họ lớn
               hơn và gửi khoản thu được vào một tài khoản ngân hàng nước ngoài. Điều này làm
               giảm số tiền gửi tại các ngân hàng trong nước, và A có ít cơ hội vay với lãi suất thấp

               để đầu tư vào các tài sản có lợi hơn. X cũng đẩy chênh lệch giá trên thị trường chợ


                                                            253
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258