Page 258 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 258

cho mức thuế cao, hy sinh một phần tăng trưởng cho việc phân phối lại. Ngay cả trong
               những xã hội thiếu dân chủ, chính phủ và vây cánh cũng tìm cách cướp phá của tầng

               lớp trên, thay vì tạo điều kiện cho tăng trưởng trong tương lai. Chúng ta có một số
               bằng chứng trực tiếp cho điều này: những nước có tỷ lệ bất bình đẳng cao cũng có

               mức chênh lệch giá trên thị trường chợ đen cao, khả năng áp chế của thị trường tài

               chính lớn, lạm phát cao, và tỷ giá duy trì ở mức không có lợi cho các nhà xuất khẩu.
               Một ví dụ hiện nay là Venezuela. Cuối năm 2000, tổng thống do dân bầu, Hugo
               Chavez – một người theo chủ nghĩa dân túy, đã tuyên bố rõ sẽ phân phối lại của cải

               của các trùm chính trị trước số đông người nghèo ủng hộ ông. Caracas, Venezuela là

               ví dụ điển hình cho sự bất bình đẳng với vô số những tòa nhà chọc trời của tầng lớp
               trên được bao quanh bởi những thị trấn lụp xụp, nằm chênh vênh bên các sườn đồi.

               Dù thu được 266 tỷ đô-la lợi nhuận từ dầu lửa trong ba thập niên vừa qua và liên tiếp
               khám phá ra các mỏ dầu mới, nhưng thu nhập trung bình của một người dân

               Venezuela vẫn giảm 22% so với năm 1970.
               Bất bình đẳng cũng là tình trạng diễn ra phổ biến tại Ghana, nơi các liên minh dân tộc

               đánh thuế vào những người Ashanti trồng cacao giàu có. Trong những xã hội công
               bằng hơn, số đông người nghèo sẽ biểu quyết cho một mức thuế thấp hơn bởi vì lợi

               ích mà họ nhận được từ việc phân phối lại thu nhập không lớn bằng lợi ích họ nhận
               được từ tăng trưởng. Câu chuyện này chỉ rõ, bất bình đẳng lớn thường đi kèm với tăng

               trưởng thấp.
               Quả thực đó chính là điều mà các nhà nghiên cứu tìm ra: bất bình đẳng cao hơn trong

               thu nhập thường gắn liền với tăng trưởng thấp hơn. Ta hãy xem xét mối quan hệ giữa
               bất bình đẳng về đất đai và tăng trưởng kinh tế. Bất bình đẳng được đo bằng hệ số

               Gini, có giá trị từ 0 (mọi người nhận được những miếng đất như nhau) cho đến 1 (tất
               cả đất đai rơi vào tay số ít cá nhân). Một phần tư số quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng

               thấp nhất trong nhóm mẫu nghiên cứu (với hệ số Gini bình quân là 0,45) lại là những
               nước có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, bao gồm những nước có tăng trưởng ngoạn mục

               như Hàn Quốc, Nhật Bản, và vùng lãnh thổ Đài Loan. (Hàn Quốc là nước có mức

               tăng trưởng cao nhất và bình đẳng nhất về đất đai trong mẫu). Một phần tư các nước
               có mức bất bình đẳng đất đai lớn nhất (Gini trung bình khoảng 0,85) là những nước có
               tăng trưởng thấp nhất, bao gồm các thảm họa tăng trưởng như Argentina, Peru, và

               Venezuela. Ví dụ như tại Argentina, chính các chính sách nhằm phân phối lại thu


                                                            258
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263