Page 261 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 261

cũng gây hại cho tăng trưởng). Số liệu cho thấy, những quốc gia có bất bình đẳng cao
               thường bất ổn về chính trị hơn, có nhiều cuộc cách mạng và đảo chính hơn. Trong khi

               đó, những xã hội với tầng lớp trung lưu đông đảo lại có động cơ thúc đẩy tăng trưởng,
               ổn định chính trị và dân chủ.

               Thù hằn dân tộc và tăng trưởng

               Sự phân cực trong thu nhập không phải là sự chia rẽ xã hội duy nhất tạo ra các nhóm
               lợi ích xung đột với nhau. Một hiện tượng phổ biến khác là phân biệt dân tộc. Câu
               chuyện về Ghana đã chỉ rõ vai trò của các nhóm lợi ích mang yếu tố dân tộc trong

               việc tạo ra các chính sách tồi. Mặc dù xung đột dân tộc là một chủ đề đầy lý thú trong

               giới sử gia, nhưng các nhà kinh tế lại quá ít quan tâm tới vấn đề này. Liệu có còn điều
               gì phù hợp với định nghĩa phân cực lợi ích hơn là các nhóm dân tộc thù hằn nhau?

               Một trong những dấu hiệu của phân biệt dân tộc là xung đột đổ máu. Việc chém giết
               lẫn nhau giữa các nhóm dân tộc từ Rwanda, đến Bosnia, đến Kosovo luôn là tâm điểm

               của các tờ báo. Thanh trừng dân tộc đã có từ thời người La Mã, khi họ vừa là người đi
               thanh trừng vừa là kẻ bị thanh trừng. Năm 146 TCN, người La Mã chiếm giữ Corinth

               ở Hy Lạp. Họ đã triệt hạ cả thành phố, giết hại nhiều cư dân ở đây, hãm hiếp nhiều
               phụ nữ và bán những người còn sống sót làm nô lệ. Điều ngược lại xảy ra vào khoảng

               năm 88 TCN. Vua Mithradates IV từ Pontus xâm lược lãnh thổ La Mã ở vùng Tiểu Á.
               Ông ta khuyến khích các con nợ người Tiểu Á giết các chủ nợ người La Mã ở đó.

               Cuối cùng, người Tiểu Á đã giết hại 80.000 người La Mã.
               Có cả một danh sách dài các cuộc thảm sát mang tính dân tộc. Một danh sách chưa

               đầy đủ về các nạn nhân của thảm sát dân tộc từ thời La Mã bao gồm: người Đan Mạch
               trong cuộc chiến Anh Anglo-Saxon năm 1002; người Do Thái ở châu Âu trong cuộc

               thập tự chinh thứ nhất, 1096-1099; người Pháp ở Sicily năm 1282; người Pháp ở
               Bruges năm 1302; người Fleming tại Anh năm 1381; người Do Thái tại Iberia năm

               1391; người Do Thái cải đạo tại Bồ Đào Nha năm 1507; người Huguenot tại Pháp
               năm 1572; người theo đạo Tin Lành tại Magdeburg năm 1631; người Do Thái và Ba

               Lan ở Ukraine, năm 1648-1954; thổ dân ở Hoa Kỳ, Úc, và Tasmania trong thế kỷ

               XVIII và XIX; người Do Thái ở Nga trong thế kỷ XIX; người Pháp ở Haiiti năm
               1804; người Thiên Chúa giáo Ả rập tại Li Băng năm 1841; người Armenia gốc Thổ
               năm 1895-1896 và 1915-1916; người Thiên Chúa giáo Nestoria, Jacob, và Maronit

               trong đế chế Thổ những năm 1915-1916; người Hy Lạp ở Smyrna năm 1922; người


                                                            261
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266