Page 262 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 262
Haiiti tại Cộng hoà Dominic năm 1936; người Do Thái tại các địa điểm do người Đức
chiếm đóng thời kỳ 1933-1945; người Secbia ở Croatia năm 1941; người Hồi giáo và
Hindu tại Ấn năm 1946-1947; người Trung Quốc năm 1965; người Timo năm 1974,
năm 1998 tại Indonesia; người Igbo tại Nigeria năm 1967-1970; người Bengan tại
Pakistan năm 1971; người Tutsi tại Rwanda năm 1956-1965, 1972, và 1993-1994;
người Tamil ở Sri Lanka năm 1958, 1971, 1977, 1981, và 1983; người Armenia tại
Azerbaijan năm 1990; người Hồi giáo tại Bosnia năm 1992; người Kosovo và Secbia
tại Kosovo năm 1998-2000. Để biết được mức độ bao quát của danh sách này, nhà
khoa học chính trị Ted Gurr đã chỉ ra 50 cuộc xung đột dân tộc diễn ra chỉ trong hai
năm 1993-1994.
Thiên niên kỷ mới đã có những cuộc chiến tranh dân tộc đầu tiên. Tờ Washington
Post ngày 16 tháng 2 năm 2000 đưa tin về Congo như sau:
Tại đất nước này, phần lớn các nước châu Phi đến tham chiến nhưng dường như
không ai kiểm soát được tình hình. Hậu quả của sự hỗn loạn đang hiện ra với những
thực tế ảm đạm nhất. Khoảng 7.000 người đã bị giết, và 150.000 người phải bỏ nhà
trong những khu làng ở vùng rừng núi xa xôi trên hồ Albert phía Đông Bắc Congo từ
tháng 6. Những người dân bộ lạc Lendu với dao rựa và cung tên đi từ làng này đến
làng khác để giết chóc. Những khu lều bị đốt cháy nằm dài hàng dặm trên đường.
Cuộc xung đột giữa những người trồng trọt Lendu và những người chăn nuôi Hema
phản ánh không khí chiến tranh bao trùm Congo mà sau đó chìm sâu hơn thành cuộc
nội chiến bắt đầu từ năm 1996.
Trong khi đó tờ New York Times ngày 22 tháng 2 năm 2000 thông báo có hàng chục
người bị giết trong các cuộc nổi loạn giữa những người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo
tại phía Bắc Nigeria. Người Hồi giáo miền Bắc đòi được áp dụng luật Hồi giáo cho
các bang miền Bắc. Những người theo đạo Thiên Chúa từ phía nam đang sinh sống ở
miền Bắc phản đối điều này. Sự phân chia Nam Bắc đã làm Nigeria rối loạn từ khi
người Hồi giáo phía Bắc giành được độc lập và nắm quyền lãnh đạo đất nước. Những
người Thiên Chúa giáo miền Nam đã thất bại trong nỗ lực ly khai để trở thành nước
Biafra năm 1967. Ứng viên tổng thống người Thiên Chúa giáo của miền Nam đã
trúng cử trong cuộc bầu cử dân chủ diễn ra vào tháng 2 năm 1999 trong khi tình trạng
bạo lực vẫn đang diễn ra, và ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc, có hàng ngàn người
đã bị giết.
262