Page 264 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 264

quốc gia.”
               Các nhà khoa học xã hội đã ghi lại hàng loạt vấn đề nảy sinh trong việc hoạch định

               chính sách kinh tế khi có sự đa dạng dân tộc. Thứ nhất, chúng ta cần đo lường khái
               niệm khá phức tạp về đa dạng dân tộc. Các ngôn ngữ khác nhau có thể là một thước

               đo cho sự khác biệt dân tộc. Một thước đo ngôn ngữ về đa dạng dân tộc mà các nhà xã

               hội học sử dụng là xác suất mà hai cá nhân của cùng một nước nói các thứ ngôn ngữ
               khác biệt. Xác suất này cao hơn khi có nhiều dân tộc khác biệt về ngôn ngữ và có dân
               số tương đương với nhau. Để tính toán sự đa dạng này, chúng ta cần số liệu về số

               người nói các ngôn ngữ trong một quốc gia trên hàng trăm ngôn ngữ khác nhau trên

               thế giới.
               Một nhóm học giả đầy quyết tâm thu thập số liệu như vậy từ các báo cáo dân số trong

               những năm đầu 1960. Nhóm các học giả này thuộc một viện nghiên cứu của Liên
               bang Xô viết trước đây. Họ đã đi khắp thế giới để thu thập số liệu về việc sử dụng

               ngôn ngữ trong các quốc gia. Chúng ta sẽ sử dụng các số liệu của họ để tính xác suất
               hai cá nhân trong một quốc gia nói các thứ tiếng khác nhau.

               Thước đo về đa dạng dân tộc là cao nhất tại các nước châu Phi cận sa mạc Sahara với
               nhiều bộ lạc nhỏ trong mỗi quốc gia. Thước đo này thấp nhất tại các nước Đông Á

               như Hàn Quốc hay Nhật Bản, nơi tất cả người dân đều nói cùng một thứ tiếng ngoại
               trừ các lưu học sinh Mỹ.

               Sự đa dạng dân tộc (ngôn ngữ) không nghiễm nhiên dẫn đến xung đột dân tộc, bạo lực
               và những điều khác. Nó chỉ phản ánh khả năng dẫn đến những xung đột như vậy, nếu

               các nhà chính khách cơ hội chủ nghĩa muốn tận dụng sự chia rẽ dân tộc để xây dựng
               nền tảng quyền lực mang tính dân tộc. Hiển nhiên, chủ nghĩa cơ hội như vậy khá phổ

               biến. Bảng 13.1 cho thấy sự đa dạng dân tộc cao đồng nghĩa với nguy cơ nội chiến và
               diệt chủng. Khả năng xảy ra nội chiến tăng 2,5 lần trong ¼ mẫu có đa dạng dân tộc

               lớn nhất so với ¼ những nước có ít đa dạng dân tộc nhất. Khả năng xảy ra diệt chủng
               sẽ cao hơn 3 lần khi thực hiện phép so sánh tương tự.















                                                            264
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269