Page 260 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 260

quyền biểu quyết, sẽ không biểu quyết cho việc phân phối lại thu nhập bởi vì lợi ích
               từ việc phân phối lại trong một xã hội bình đẳng thấp hơn so với lợi ích có được từ

               tăng trưởng. Mọi người đều được hưởng lợi khi nhiều người có trình độ học vấn cao
               hơn – một trong những điều kiện để tăng năng suất lao động. Thực tế, chúng ta thấy

               rằng những quốc gia có tầng lớp trung lưu lớn thường có trình độ giáo dục cao hơn so

               với những quốc gia có tầng lớp trung lưu nhỏ.
               Các nhà lịch sử kinh tế Ken Sokoloff và Stanley Engerman lập luận rằng câu chuyện
               trên giải thích được sự khác biệt lớn trong trình độ phát triển của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

               Ở Hoa Kỳ và Canada, nguồn cung đất đai vô tận tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ

               phận dân số đông đảo, gồm các gia đình làm nông. Việc có một tầng lớp trung lưu lớn
               từ những gia đình làm nông đảm bảo mức bất bình đẳng tương đối thấp tại Bắc Mỹ.

               (Lớn lên giữa những người nông dân ở Ohio, tôi không nghi ngờ khi những người này
               là một phần trong bí quyết thịnh vượng của chúng ta). Trong khi đó, tại Nam Mỹ,

               đồng tiền được tạo ra từ các hoạt động khai mỏ và trồng mía. Đầu sỏ chính trị khai
               thác các mỏ và đồn điền nhờ vào lực lượng nô lệ và tá điền mù chữ. Quyền sở hữu các

               mỏ và đồn điền tập trung vào một nhóm nhỏ ban đầu. Ngày nay, các nền kinh tế dựa
               trên khai mỏ và đồn điền thường bất bình đẳng hơn so với các nền kinh tế khác.

               Như vậy Bắc Mỹ phát triển thành một mảnh đất giàu có với giáo dục công và quyền
               bầu cử cho tất cả mọi người, trong khi phần đông người Nam Mỹ vẫn còn nghèo,

               ngoại trừ một số rất ít tầng lớp trên giàu có. Bất bình đẳng ở Nam Mỹ vẫn ở mức cao;
               hệ thống giáo dục công chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây; và quyền lực chính

               trị bị thâu tóm nhiều năm trong tay của tầng lớp chóp bu.
               Câu chuyện về Nam Mỹ không phải là trường hợp cá biệt ở các nước thế giới thứ ba.

               Ở vùng nông thôn Pakistan, tỷ lệ biết chữ, đặc biệt là của phụ nữ, đứng vào hàng thấp
               nhất thế giới. Như một tác giả đã viết: “Các nhà cầm quyền có lợi khi duy trì tỷ lệ biết

               chữ thấp. Tỷ lệ người biết chữ càng thấp, quyền hành trong tay họ càng ít khả năng bị
               phế truất”.

               Tóm lại, phân cực hóa vì bất bình đẳng là một rào cản, kiềm chân tình trạng kém phát

               triển. Hoặc là các chính phủ dân tuý sẽ cố gắng phân phối lại thu nhập cho những
               người ủng hộ mình, hoặc là các tầng lớp trên sẽ chèn ép dân chủ và giáo dục công.
               Trong đất nước bất bình đẳng nhất, nền dân chủ dân túy và nền độc tài chính trị sẽ

               thay nhau lên nắm quyền, triệt tiêu tính dự đoán của các chính sách (bản thân điều này


                                                            260
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265