Page 256 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 256
ủng hộ, trong khi những người dân và quân lính Việt Nam có lòng quyết tâm và sự
kiên trì không kém. Thời gian trôi qua và thước đo của sự thành công trở thành tỷ lệ
số quân KIA (loại khỏi vòng chiến đấu) bên kia trên KIA của chúng ta, các điểm
mạnh và yếu trong chính trị của hai bên ngày càng bộc lộ ra nhiều hơn. Mặc dù chịu
nhiều tổn thất nhưng quân đội miền Bắc Việt Nam đã dựa trên một dân số đông đầy
tinh thần dân tộc để liên tục gửi quân mới ra trận. Trong khi đó, tổn thất KIA của Hoa
Kỳ đã tạo nên một làn sóng phản đối tại quê nhà, không ai muốn người thân của mình
một đi không trở lại. Hồ Chí Minh thấy được điều này trước cả Lyndon Johnson. Cuối
cùng, cả hai bên đều thấy rõ Bắc Việt sẽ tồn tại lâu hơn Hoa Kỳ trong cuộc chiến
tranh tiêu hao này. Cả hai bên đi đến đàm phán hoà bình và ký kết hiệp ước cho việc
rút lui của quân đội Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tranh tiêu hao giúp các phe phái tham chiến hiểu rõ thêm về nhau. Nếu
cuộc chiến tranh tiêu hao đã diễn ra được 2 năm, thì chúng ta hiểu rằng không ai chịu
đầu hàng để đạt được những gì mà mình đã phải chờ đợi trong 2 năm. Cuối cùng sẽ
đến một thời điểm mà một trong hai chúng ta nhận ra rằng người kia sẵn sàng đợi lâu
hơn mình. Hoặc bạn hoặc là tôi, tùy vào việc người nào chịu thiệt nhiều hơn, người đó
sẽ là người đầu hàng trước và cuộc chiến tranh tiêu hao kết thúc.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng nền kinh tế đã trải qua một giai đoạn lạm phát cao triệt tiêu
tăng trưởng trong một thời gian dài trước khi cuộc chiến tranh tiêu hao kết thúc. Cuộc
chiến tranh tiêu hao diễn ra do sự phân cực giữa các nhóm lợi ích. Chính phủ do một
chủ thể hành động duy nhất sẽ ghìm lạm phát ngay khi nó gây nhiều thiệt hại hơn so
với lợi ích cho xã hội. Câu chuyện cuộc chiến tranh tiêu hao giữa các nhóm lợi ích
khác nhau là lời giải thích cho câu hỏi tại sao các chính sách tồi lại kéo dài lâu đến thế
khi mà ai cũng biết rằng nó không mang đến điều gì ngoài triệt tiêu tăng trưởng.
Bảo vệ nguyên trạng
Rakel Fernadez của Đại học tổng hợp New York và Dani Rodrick của Đại học
Harvard có một câu chuyện thông minh giải thích tại sao một chính sách tồi lại được
duy trì ngay cả khi số đông sẽ được hưởng lợi từ cải cách. Lại giả sử rằng có 2 nhóm
lợi ích. Nhóm lợi ích của tôi, chiếm 40% dân số, đều có lợi từ việc cải cách chính sách
tồi. Trong khi đó, nhóm lợi ích của bạn, chiếm 60% dân số, lại chỉ có 1/3 được hưởng
lợi từ cải cách. Nếu cải cách được quyết định bởi biểu quyết đa số thì sẽ có một liên
minh thắng lợi bao gồm nhóm lợi ích của tôi và 1/3 nhóm lợi ích của bạn. Chúng ta sẽ
256