Page 251 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 251

tại tỷ giá chính thức. Những hàng hóa nhập khẩu này sau đó lại được đem bán với lợi
               nhuận lớn trên thị trường chợ đen. Mức chênh lệch giá trên thị trường chợ đen đạt

               đỉnh năm 1982, nhiều hơn gấp 22 lần tỷ giá chính thức.
               Năm 1949, những người trồng cacao nhận được 89% giá cacao thế giới. Đến năm

               1983, con số này chỉ còn 6%. Xuất khẩu cacao chiếm 19% GDP vào 1955; đến năm

               1983, con số này chỉ còn 3% GDP. Câu chuyện cacao của Ghana là một trong những
               ví dụ kinh điển về việc tiêu diệt con gà đẻ trứng vàng. Nó cho thấy cuộc chiến tranh
               giành lợi nhuận giữa các nhóm lợi ích sẽ rất dễ dẫn đến những chính sách triệt tiêu

               tăng trưởng – ví dụ như mức chênh lệch giá trên thị trường chợ đen cao.

               Chính khách cũng là con người
               Thật khó tin khi có một thời phân tích kinh tế về nhiều nước nhiệt đới lại bỏ qua các

               vấn đề chính trị. Các nhà kinh tế đã phớt lờ chính trị trong các thảm họa tăng trưởng
               như ở Ghana.

               Nếu quay trở lại thời kỳ có nhiều nghiên cứu tình huống của NBER vào những năm
               1970, ta sẽ thấy các nghiên cứu đều tương tự như phân tích về hạn chế thương mại ở

               Ghana năm 1974. Thật đáng ngạc nhiên, nghiên cứu này không hề đả động gì đến
               chính trị mà lại đề xuất chính sách cho các nhà lãnh đạo Ghana cứ như thể họ là

               những ông vua kiêm triết gia nhân đức của Plato. Không một từ nào trong nghiên cứu
               này cho thấy Ghana đang được lãnh đạo bởi những nhà độc tài quân sự tham nhũng và

               chính trường bị xé vụn bởi sự chia rẽ dân tộc. Không một từ nào cho thấy các hạn chế
               thương mại tại Ghana là điều kiện thuận lợi để chính phủ có thể ăn cắp thông qua việc

               buôn bán giấy phép nhập khẩu.
               Chỉ sau đó, chúng ta, những nhà kinh tế, mới nhận ra rằng các quan chức chính phủ

               cũng là con người. Và giống như bao người khác, họ cũng hành động vì động cơ. Nếu
               các nhà lãnh đạo chính phủ thấy chính sách thúc đẩy tăng trưởng có lợi cho họ, họ sẽ

               thực hiện những chính sách đó. Còn nếu không, họ sẽ từ bỏ.
               Câu trả lời sai

               Một câu trả lời hời hợt cho câu hỏi, tại sao các chính khách lại triệt tiêu tăng trưởng

               là: khi cầm quyền, họ ăn cắp qua việc bịt mắt công chúng. Lạm phát cao và thâm hụt
               lớn có thể xuất phát từ việc chi tiêu thái quá của các quan chức chính phủ – những
               khoản chi làm tăng tài khoản ngân hàng của họ. Mức chênh lệch giá trên thị trường

               chợ đen cao và lãi suất thực âm chắc chắn đã tạo điều kiện cho tham nhũng. Quan


                                                            251
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256