Page 246 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 246
gia với hệ thống pháp chế yếu kém nhất kém những quốc gia có hệ thống pháp chế tốt
từ 2-4 điểm. Tham nhũng cao xảy ra ở những nước mà cả bốn khía cạnh pháp chế đều
yếu kém. Ngược lại, tham nhũng sẽ thấp ở những quốc gia có cả bốn khía cạnh pháp
chế mạnh.
Mối quan hệ chặt chẽ này cần phải được giải thích một cách thận trọng. Đó chỉ là
những đánh giá chủ quan, và do đó những nhà kinh doanh được hỏi có thể đơn giản
chỉ nghĩ là quan liêu ở những nước có hiện tượng tham nhũng tệ hại hơn ở những
nước trong sạch. Có thể còn có một số yếu tố thứ ba, như là chính sách nhà nước
không tốt, hoặc là thu nhập đầu người kém khiến các quốc gia có tham nhũng và pháp
luật trở nên yếu kém. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ giữa pháp chế và tham nhũng
ít nhất cũng thống nhất với quan điểm, pháp chế có thể ảnh hưởng đến tham nhũng.
Các chính sách kiểm soát tham nhũng
Cải tổ pháp chế tuy khó nhưng không phải là không thể. Ví dụ như Ghana đã cải thiện
chất lượng hành chính từ 1 đến 4 (trong thang điểm từ 0-6) trong suốt giai đoạn 1982-
1990. Họ cũng đã cải thiện việc áp dụng luật pháp từ 1 đến 3 (cũng trên thang điểm 0-
6). Chính phủ cũng đã giảm chênh lệch giá chợ đen từ 4264% năm 1982 xuống còn
10% năm 1990. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà mức độ không bị lệ thuộc vào
tham nhũng của Ghana tăng từ 1 trong năm 1982 lên 4 trong năm 1990 (trên thang
điểm 0-6).
Những khám phá trong bài báo này nhằm tới sự không lệ thuộc vào tham nhũng và
những nhân tố giết chết tăng trưởng. Trước tiên, xây dựng pháp chế có chất lượng.
Xóa bỏ quan liêu, xây dựng các quy định trong đó chính phủ phải tôn trọng các hợp
đồng và không được loại trừ khu vực tư nhân, và tạo ra hệ thống thưởng phạt. Những
pháp chế này sẽ tạo ra sự kiểm soát, và cân bằng giữa các quan chức chính phủ thay vì
tạo ra cơ hội cho tham nhũng.
Thứ hai là xây dựng những chính sách nhằm xóa bỏ động cơ khuyến khích tham
nhũng. Phí chợ đen cao, hoặc tỷ lệ lãi suất thực tế âm sẽ duy trì tham nhũng. Xóa bỏ
tình trạng này không những chỉ tốt cho sự phát triển, như chúng ta đã thấy trong
chương trước, mà còn có lợi cho việc kiểm soát tham nhũng.
Chúng ta vẫn thường coi chính phủ như là những cơ quan hữu ích nơi chúng ta có thể
tư vấn làm thế nào để đạt thịnh vượng chung. Nhưng một chính phủ thường xuyên
tham nhũng sẽ khiến người dân chấm dứt thái độ trên. Khi biết chính phủ tham nhũng,
246