Page 250 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 250

Câu chuyện cacao
               Ta hãy quay trở lại câu chuyện về đất nước Ghana với nông sản xuất khẩu chính là

               cacao. Cacao được trồng chủ yếu trên vùng đất của những người Ashanti – một dân
               tộc chiếm 13% tổng dân số. Đế chế Ashanti có ưu thế áp đảo trong thời kỳ tiền thực

               dân gây nhiều oán hận trong các dân tộc khác như những người Akan ở vùng duyên

               hải (chiếm 30% dân số). Cùng với quá trình đòi lại độc lập trong thập kỷ 1950, cacao
               đã thay thế những oán thù trong lịch sử và trở thành cốt lõi của sự bất hòa giữa các
               dân tộc.

               Đầu những năm 1950, Kwame Nkrumah, một người xuất thân từ những dân tộc vùng

               duyên hải Akan, làm tan rã đảng độc lập truyền thống của người Ashanti. Ông này đã
               thành công trong việc thông qua một dự luật dưới hiến pháp thực dân năm 1954 nhằm

               tự do hóa giá bán ra của người sản xuất cacao. Một đảng đối lập của người Ashanti
               cạnh tranh với Nkrumah trong cuộc bầu cử năm 1956 với khẩu hiệu “Bầu cho cacao”.

               Vùng Ashanti thậm chí còn cố gắng đòi ly khai trước khi Ghana giành độc lập. Do sự
               ủng hộ của các dân tộc khác dành cho Nkrumah mà những nỗ lực này đều thất bại.

               Nkrumah tiếp tục đánh thuế nặng vào cacao trong những năm 1960. Ban quản lý thị
               trường cacao của nhà nước mua cacao từ người sản xuất với giả rẻ và bán lại với giá

               cao trên thị trường thế giới. Mức chênh lệch giá trên thị trường chợ đen cao khiến
               những người nông dân không thu được là bao nếu tính bằng đồng đô-la. Người nông

               dân bị buộc phải bán lại đô-la tại tỷ giá chính thức nhưng chỉ có thể mua được đô-la
               với giá thị trường chợ đen.

               Giữa hai năm 1969 và 1971, Kofi Busia, nhà lãnh đạo duy nhất tham gia chính phủ
               của người Ashanti trong lịch sử Ghana hiện đại, phải liên minh với một số dân tộc

               vùng duyên hải Akan. Một trong những việc làm đầu tiên của Busia là nâng giá bán
               của người sản xuất cacao. Trong năm 1971, ông này còn chỉ đạo một đợt phá giá lớn

               nhằm nâng giá cacao tính bằng nội tệ trong khi giá cacao thế giới đang giảm xuống.
               Quân đội đã lật đổ ông này 3 ngày sau đó và khôi phục lại một phần giá trị đồng nội

               tệ. Đó là cơ hội cuối cùng mà người Ashanti có thể bán cacao với giá thị trường.

               Mặc dù các liên minh dân tộc thay đổi chóng mặt trong những năm 1970 và đầu 1980
               tại Ghana, nhưng tất cả dường như đều nhằm vào mức thuế cao mang tính trừng phạt
               đánh vào cacao xuất khẩu của người Ashanti. Chính phủ chuyển nguồn lợi từ cây

               cacao cho những người ủng hộ về chính trị và dân tộc bằng việc cấp phép nhập khẩu


                                                            250
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255