Page 266 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 266
sẽ không sẵn lòng ủng hộ giáo dục công nếu so với một xã hội thuần nhất hơn.
Các quan niệm mới về tăng trưởng có thể khẳng định thêm sự thiếu ủng hộ cho giáo
dục công. Giả sử, người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau chỉ liên hệ chủ yếu với
những người trong cùng một nhóm và ít liên hệ với các nhóm khác. Do vậy, việc tạo
ra kiến thức từ những người có học vấn cao chỉ có giá trị đối với bạn nếu những người
đó thuộc nhóm của bạn. Kiến thức chỉ lan truyền trong cùng nhóm dân tộc chứ không
lan truyền giữa các dân tộc. Do vậy, bạn chỉ ủng hộ giáo dục cho nhóm dân tộc của
bạn vì kiến thức bổ ích mà bạn sẽ thu nhận được; bạn sẽ không ủng hộ giáo dục cho
các nhóm dân tộc khác. Nhóm nào cũng có suy nghĩ này. Trong xã hội đa dạng dân
tộc, mọi người sẽ đánh giá ý nghĩa của nền giáo dục thống nhất thấp hơn so với một
xã hội thuần nhất. Một nghiên cứu về miền Tây Kenya đã khẳng định điều này.
Những tỉnh có đa dạng dân tộc đo bằng ngôn ngữ có đầu tư cho giáo dục phổ thông cơ
sở thấp hơn hẳn và có các phương tiện học tập tồi tệ hơn những vùng thuần nhất.
Các lập luận tương tự có thể được áp dụng cho các dịch vụ công cộng khác và vì vậy
mà việc cung cấp dịch vụ công cộng bị hạn chế ở các nền kinh tế có sự phân chia dân
tộc. Có lẽ, sự phản ánh gián tiếp của điều này là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tuổi thọ,
cân nặng của trẻ mới sinh, sự tiếp cận các điều kiện vệ sinh và nước sạch thấp hơn ở
các xã hội có đa dạng dân tộc lớn hơn.
Đấy chưa phải là tác hại duy nhất. Chúng ta đã thấy rằng các nhóm lợi ích khác nhau
có thể tham gia vào cuộc chiến tranh tiêu hao. Các nhóm lợi ích mang tính dân tộc
làm cho các cuộc chiến tranh tiêu hao có tính tàn phá như vậy dễ xảy ra hơn. Thật trớ
trêu, nếu để ý đến xung đột bạo lực giữa các dân tộc, chính những cuộc chiến chính
sách mang tính dân tộc lại thường tại phần lớn các nước.
Nếu một nhóm giàu có hơn các nhóm khác, các chính sách mang tính phân phối sẽ là
hấp dẫn. Chúng ta đã thấy rằng các nhóm kinh doanh mang tính dân tộc phổ biến trên
toàn thế giới. Sẽ có một sự đánh đổi trong chính sách mà chúng ta thấy khi có bất bình
đẳng nói chung. Một mặt, các chính sách như lãi suất thực âm và chênh lệch giá trên
thị trường chợ đen cao phân phối lại thu nhập từ giới kinh doanh chủ chốt cho đảng
hay các đảng cầm quyền. Mặt khác, các chính sách này hạ thấp tăng trưởng vì chúng
làm nản chí đầu tư vào tương lai. Việc đảng cầm quyền sẽ đi theo hướng nào còn phụ
thuộc vào mức độ chênh lệch giữa các liên minh dân tộc cầm quyền và các nhóm kinh
doanh chủ yếu mang tính dân tộc. Sự kết hợp giữa đa dạng dân tộc và chênh lệch thu
266