Page 270 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 270
lại các nỗ lực khôi phục hoà bình, chính phủ Mexico đã trục xuất 43 nhà quan sát
nhân quyền quốc tế tại Chiapas.
Cuộc nổi dậy của người Zapatista chỉ là một biểu hiện của sự xung đột kéo dài giữa
các chủ đất (phần lớn là da trắng) và tá điền nói chung ở Chiapas. Thống đốc bang
Chiapas, Absálon Castellanos Domínguez, trong báo cáo năm 1982, đã cho biết:
“Chúng tôi không có tầng lớp trung lưu. Ở đây, những người giàu, rất giàu; còn những
người nghèo, rất nghèo.” Lời phát biểu này còn chua xót hơn nữa vì bản thân
Castellanos xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có lâu đời, và khi còn là quân nhân,
ông ta đã tham gia vào cuộc thảm sát người da đỏ của quân đội vào năm 1980. Nhiều
quan sát viên đã nhận ra “mối quan hệ bẩn thỉu” giữa các chủ đất và các pistolero, các
chủ tịch đảng, quân đội, cảnh sát và tất cả những ai ủng hộ việc dùng vũ lực để đàn áp
tá điền da đỏ. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã báo cáo về một “mô hình chém giết vì lợi ích
chính trị” những người ủng hộ và lãnh đạo các tổ chức tá điền độc lập. Có một thời
điểm mà bốn nhà lãnh đạo liên tiếp của tổ chức tá điền Casa del Pueblo bị ám sát.
Chiapas không phải là trường hợp duy nhất có hiện tượng người giàu đàn áp người
nghèo. Tại bang Bihar của Ấn Độ, các chúa đất thuộc đẳng cấp trên “đang tiến hành
khủng bố – thông qua việc giết hại và cưỡng bức có lựa chọn – những gia đình có lao
động “trói buộc” vào đất của họ”. Tại làng Samalankulam, Sri Lanka, người nghèo
phải lao động quần quật để trả nợ: “Người nghèo vay tiền từ những người giàu có và
để trả nợ, họ phải làm không công”. Khu vực nông thôn của Pakistan lại “được đánh
dấu bởi các quan hệ quyền lực bất bình đẳng dưới thời phong kiến”.
Các thất bại của tăng trưởng như ở Chiapas, Guatemala, Sierra Leon, và Zambia là
những ví dụ về sự kết hợp chết người giữa thù hằn đẳng cấp và dân tộc. Ngược lại các
thành công của tăng trưởng như Đan Mạch, Nhật Bản, và Hàn Quốc, dù phải trải qua
một số cuộc khủng hoảng trong thời gian gần đây, đều được hưởng lợi từ sự thống
nhất cao trong xã hội gắn liền với mức độ bất bình đẳng thấp và thuần nhất dân tộc.
Thảm kịch chủng tộc ở Mỹ
Hoa Kỳ không phải là vùng đất xa lạ với mâu thuẫn giai cấp và dân tộc. Trong quá
khứ, miền Nam – vùng đất có khác biệt lớn trong thu nhập giữa người da trắng, da
đen và mâu thuẫn dân tộc cao, là nơi có nền kinh tế lạc hậu vào bậc nhất.
Truyền thống lăng trì man rợ ở miền Nam qua hàng thập kỷ là sự vi phạm những
quyền căn bản nhất của con người. Một lời mô tả về lăng trì như sau: “Tháng 4 năm
270