Page 215 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 215
đô-la Mỹ của tôi, hơn là vui vẻ với mức tỷ giá chính thức mà các ngân hàng Jamaica
đưa ra.
Hiện tượng này diễn ra phổ biến trên khắp thế giới. Việc tồn tại mức chênh lệch giá
trên thị trường chợ đen ảnh hưởng như thế nào đến các động cơ tăng trưởng? Đầu tiên
rõ ràng là động cơ rất lớn, khuyến khích người dân mua đô-la Mỹ ở mức tỷ giá chính
thức và bán lại ở mức tỷ giá chợ đen. Động cơ này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt nhằm
kiếm được các giấy phép mua đô-la Mỹ. Bất kỳ khi nào cơ hội kiếm lời chủ yếu của
nền kinh tế phụ thuộc vào việc lợi dụng các quy định của chính phủ thì có thể khẳng
định rằng có rất ít điều tốt đẹp xảy ra trong nền kinh tế thực.
Tình hình còn có thể tồi tệ hơn nữa. Chênh lệch giá trên thị trường chợ đen có vai trò
như một khoản thuế đánh lên nhà nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu bị buộc phải nộp lại
các khoản đô-la Mỹ mà họ kiếm được cho ngân hàng trung ương ở mức tỷ giá chính
thức. Các món hàng nhập khẩu của họ được mua với tỷ giá chợ đen. Có hai khả năng:
hoặc là họ không mua được đủ số ngoại tệ để mua hàng nhập khẩu ở mức tỷ giá chính
thức, hoặc là họ nhận được. Nếu họ không nhận được đủ số ngoại tệ cần thiết, họ sẽ
phải mua đô-la Mỹ trên thị trường chợ đen. Ngay cả khi mua được đủ đô-la Mỹ ở mức
tỷ giá chính thức, họ biết rằng họ có thể bán những đồng đô-la này trên thị trường chợ
đen để kiếm lời cao hơn. Chính vì vậy, họ đặt giá trị của đồng đô-la Mỹ theo cách
phản ánh được tỷ giá chợ đen và sử dụng một số đồng đô-la quý giá để mua các mặt
hàng nhập khẩu. Về bản chất, họ đã mua hàng nhập khẩu với tỷ giá chợ đen cao và
bán hàng xuất khẩu của họ với tỷ giá chính thức thấp. Với chênh lệch giá trên thị
trường chợ đen cao, đây chính là một loại thuế có hại đánh lên nhà xuất khẩu, và vì
thế, nó không phải là một động cơ tốt cho tăng trưởng.
Chênh lệch giá trên thị trường chợ đen có liên quan rất nhiều đến việc sụp đổ ngành
sản xuất cacao của Ghana, mà tôi sẽ thảo luận kỹ hơn trong một chương khác. Cacao
đóng góp 19% cho GDP của Ghana trong thập niên 1950 nhưng con số này giảm
xuống chỉ còn 3% trong thập niên 1980. Năm 1982, Ghana lập kỷ lục thế giới về mức
chênh lệch giá trên thị trường chợ đen 4.264% và trong suốt 20 năm trước đó liên tục
duy trì mức chênh lệch này trên mức 40%. Chênh lệch giá trên thị trường chợ đen là
một loại thuế đánh lên cacao bởi vì nông dân phải bán cacao của họ cho một cơ quan
quản lý của chính phủ với mức giá theo tỷ giá hối đoái chính thức. Nhưng họ lại phải
mua những vật tư phục vụ sản xuất với giá thị trường chợ đen cao hơn gấp nhiều lần.
215