Page 213 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 213
qua các khủng hoảng lạm phát ở mức trên 40%/năm trong ít nhất hai năm liên tiếp
(cũng như các nước Đông Âu cũ, như chúng ta đã nói từ trước).
Lạm phát cao làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ cho rằng lãi suất lũy kế có thể nhân các
khoản tiền tiết kiệm lên nhiều lần. Theo suy nghĩ thông thường, tiết kiệm từng xu một
có thể làm bạn trở nên giàu có vào một ngày nào đó miễn là bạn kiên nhẫn chờ đợi.
Trong phiên bản ngược lại này, lạm phát cao sẽ làm giảm tài sản của bạn xuống còn
vài xu nếu như bạn đợi quá lâu.
Argentina lập kỷ lục về mức lạm phát cao nhất và lâu nhất với mức lạm phát thường
niên 127% trong suốt thời gian từ 1960-1994. Chính vì vậy, nguy cơ người Argentina
phải chứng kiến tiền bạc của họ bị giảm giá trị cũng cao nhất thế giới. Nếu một người
Argentina có khoản tiền tiết kiệm tương đương với một tỷ đô-la và giữ toàn bộ số tiền
này bằng nội tệ của Argentina kể từ năm 1960, giá trị thực của khoản tiền tiết kiệm
của ông ta vào năm 1994 sẽ là 1/13 của một xu. Một thanh kẹo với giá 1 peso
Argentina vào năm 1960 sẽ có giá 1,3 nghìn tỷ peso vào năm 1994. Để ngăn chặn việc
phải dùng con số nghìn tỷ để ghi giá kẹo, Argentina đã thực hiện một loạt các cuộc cải
cách tiền tệ mà thông qua đó chính phủ Argentina đã yêu cầu công chúng đổi hàng tỷ
tỷ “peso cũ” lấy một “peso mới.” Kể từ đó, giá cả sẽ được ghi bằng những đồng “peso
mới” này.
Việc lạm phát tạo ra những động cơ tồi cho tăng trưởng không phải là một bí mật ghê
gớm. Vì tiền tệ mất giá, nên người ta thường tránh giữ tiền trong thời khủng hoảng
lạm phát cao. Về bản chất, lạm phát chính là một khoản thuế đánh vào việc giữ tiền.
Nhưng chính việc tránh giữ tiền này cũng có cái giá của nó, bởi vì tiền là một cơ chế
rất hiệu quả để thực hiện các giao dịch kinh tế. Chúng ta có thể coi tiền như một trong
những yếu tố đầu vào cho sản xuất hiệu quả. Lạm phát, chính vì thế là một khoản thuế
đánh vào sản xuất.
Hơn thế nữa, lạm phát di dời các nguồn lực ra khỏi việc sản xuất tạo ra các sản phẩm
sáng tạo ra các dịch vụ tài chính. Một nghiên cứu đã tìm ra rằng các hệ thống tài
chính, được đo bằng tỷ lệ của các dịch vụ tài chính trong GDP, bị phình to trong thời
kỳ lạm phát cao và vì thế khu vực sản xuất bị cho ra rìa. Việc này có lý do của nó: khi
các cá nhân sử dụng nhiều nguồn lực để bảo vệ tài sản của họ trong thời lạm phát cao,
họ sẽ phải đưa những nguồn lực này ra khỏi việc sản xuất. Người ta đã có phản ứng
với các động cơ và sử dụng các nguồn lực vào việc bảo vệ tài sản của mình chứ không
213