Page 211 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 211
Trong suốt lịch sử, lạm phát là một công cụ thường được các chính phủ sử dụng trong
thời chiến. Khi các chính phủ cần có nhiều tiền để trang trải chi phí chiến tranh nhưng
lại không có thu nhập thuế phụ trợ thì giải pháp được sử dụng nhiều nhất là in tiền. Cả
hai bên tham chiến trong hai cuộc chiến tranh thế giới đều sử dụng giải pháp này.
Trong thời Nội chiến, chính phủ Hoa Kỳ in tiền nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trước
đó, nhưng con số đó vẫn chưa thấm vào đâu so với số tiền mà chính phủ nghèo của
Liên bang miền Nam đã in. Quốc hội lục địa trước khi Hoa Kỳ lập quốc đã trả lương
cho binh lính tham chiến bằng tiền giấy. Chính phủ cách mạng Pháp 1790 cũng sử
dụng các assignats (giấy nợ) thay cho tiền mặt. Ngay từ thời xa xưa, Nữ hoàng
Cleopatra đã giảm phân lượng kim loại quý trong tiền xu xuống dưới mệnh giá của nó
(một hình thức in tiền thời cổ) để có đủ tiền trang trải cho các cuộc chinh phạt của
quân đội Ai Cập.
Israel đã làm theo tất cả những tiền lệ lịch sử này bằng cách in tiền trong khoảng thời
gian 1973–1974 để vượt qua khủng hoảng do giá dầu tăng cao và chiến tranh. Sự phụ
thuộc của chính phủ vào việc in tiền là điều dễ hiểu. Nhưng ngay cả khi chiến tranh đã
kết thúc, chính phủ vẫn để cho lạm phát tồn tại. Phải mất 12 năm người ta mới có thể
giải quyết xong khủng hoảng lạm phát khởi đầu từ cuối năm 1973. Vậy, điều gì đã
xảy ra?
Lạm phát cao rất dễ tạo ra nhưng lại rất khó dập tắt. Công nhân thường yêu cầu và
thường được trả lương gắn với chỉ số giá tiêu dùng. Những người tiết kiệm cũng
thường yêu cầu việc tương tự đối với các khoản tiền gửi của họ. Tất cả việc chỉ số hóa
này tạo ra sự trì trệ của mức lạm phát. Ngay cả nếu năm nay lạm phát giảm, tiền
lương vẫn tăng dựa trên tốc độ lạm phát cũ, mức lương cao sẽ làm tăng lạm phát, và
điều này lại làm cho lạm phát tăng cao hơn. Israel đã trở thành đất nước của chỉ số
hóa trong thời gian lạm phát cao.
Thêm vào đó, chính phủ cảm thấy vẫn cần in tiền để lấp đầy các khoản thâm hụt ngân
sách. Chính phủ Israel có mức thâm hụt ngân sách bình quân hàng năm vào khoảng
17% GDP trong thời gian 1973-1984. Tốc độ tăng trưởng bình quân, ở mức rất ấn
tượng 5,7% hàng năm trong khoảng thời gian 1961-1972 đã giảm xuống còn 1,2% từ
1973-1984.
Đối với nhiều nhà kinh tế, Israel không chỉ là một phòng thí nghiệm tuyệt vời để
nghiên cứu lạm phát, mà nó còn là quê hương của nhiều nhà kinh tế tài năng. Tuy chỉ
211