Page 212 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 212

là một đất nước nhỏ bé, nhưng số lượng các nhà kinh tế của Israel chiếm tỷ lệ rất cao
               trong cộng đồng các nhà kinh tế quốc tế. Vào thời gian đầu của khủng hoảng lạm

               phát, người ta không chịu lắng nghe ý kiến của các nhà kinh tế tài giỏi này, nhưng mọi
               chuyện đã phải thay đổi vào cuối cuộc khủng hoảng.

               Một trong những nhà kinh tế Israel xuất sắc là Michael Bruno, người đã trở thành

               Thống đốc Ngân hàng Trung ương Israel trong cuộc chiến chống lạm phát. Sau này,
               ông đã trở thành nhà kinh tế trưởng của WB. Tại đây, tôi đã có vinh dự được làm việc
               cùng ông. Michael mất khi còn rất trẻ và dịp tôi đến Israel là để tham gia một cuộc hội

               thảo tưởng niệm ông.

               Năm 1985, Bruno là thành viên của một nhóm năm người bí mật chuẩn bị một kế
               hoạch tổng thể giúp bình ổn nền kinh tế, và họ làm vậy một cách lén lút trong một căn

               phòng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Israel, mà về sau như ông kể lại là:
               “Không ai nghi ngờ nó có liên quan đến những vấn đề chính sách thực tế”. Kế hoạch

               này đã được thông qua sau một cuộc họp nội các kéo dài 24 giờ vào sáng sớm ngày
               1/7/1985 và được chính thức thực hiện vào ngày 15/7.

               Bruno và các cộng sự đã xuất sắc phá tan động cơ của lạm phát. Họ đã thuyết phục
               được các công đoàn đồng ý duy trì mức lương cũ; cố định mức giá và tỷ giá hối đoái;

               đồng thời đi đến thỏa thuận cắt giảm tận gốc thâm hụt ngân sách của chính phủ. (Một
               trong những nỗi lo lớn nhất của Bruno trong lúc chuẩn bị cho kế hoạch là Hoa Kỳ sẽ

               đẩy nhanh quá trình tăng viện trợ cho chính phủ, việc làm này sẽ làm giảm áp lực cần
               có để cắt giảm thâm hụt). Thâm hụt ngân sách đã giảm từ 17% GDP trong thời gian

               1973-1984 xuống còn 1% GDP trong khoảng 1985-1990. Bruno đã tham gia tích cực
               vào việc đảm bảo chương trình này sẽ tiếp tục được thực hiện ngay cả sau khi ông

               được đề cử làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào tháng 6 năm 1986. Lạm phát
               đã giảm từ 445% năm 1984 xuống còn 185% năm 1985 và 20% năm 1986.

               Lạm phát cao được chặn đứng. Tăng trưởng bắt đầu hồi phục, với mức tăng trưởng
               bình quân đầu người trung bình là 3,4% trong ba năm đầu tiên sau khi lạm phát giảm.

               Israel không phải là nước duy nhất để mặc lạm phát lên cao đến như vậy. Trong

               những năm 1970, 1980 và 1990, căn bệnh lạm phát cao trong thời bình đã diễn ra như
               chưa từng có trong lịch sử kinh tế. Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Cộng
               hòa Dominica, Ecuador, Ghana, Guinea-Bissau, Iceland, Jamaica, Mexico, Nigeria,

               Peru, Suriname, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Venezuela, Zaire (Congo) và Zambia đều trải


                                                            212
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217