Page 207 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 207
công hay thất bại cũng chỉ là ngẫu nhiên mà thôi. Bài tập nhỏ trên nên làm cho chúng
ta, những nhà phân tích nông cạn, với khả năng phân tích còn hết sức khiêm tốn của
mình.
Chúng ta thường quên là những ví dụ về thành công hay thất bại trong tăng trưởng
được chúng ta chọn lọc kỹ lưỡng như thế nào. Khi tìm cách giải thích sự khác biệt
giữa hai mức tăng trưởng, chúng ta thường chú trọng vào những ví dụ thành công nhất
trong tăng trưởng và những thất bại lớn nhất. Nhưng chúng ta không thể giải thích
được hết sự khác biệt giữa những ví dụ thành công nhất và thảm họa nhất nếu trong
đó có dù là một chút yếu tố may rủi. Các nguyên tắc xắc suất thống kê cho thấy trong
những ví dụ thành công nhất hay thất bại nhất chắc chắn đều có sự tham gia của yếu
tố may rủi. Như chúng ta đã thấy ở trên, tính may rủi ngẫu nhiên này làm chúng ta rất
khó đoán trước được ai sẽ thất bại hay thành công trong tương lai.
Kết luận
Người La Mã xưa có một vị thần may mắn tên là Fortuna, là con của thần Jupiter.
Người ta thường vẽ bà mang theo một cái sừng dê chứa đầy hoa quả, tượng trưng cho
sự thịnh vượng và một bánh lái để điều khiển định mệnh. Các mục sư trong đền của
thần Fortuna tiên đoán vận mệnh cho con chiên bằng cách tung xúc xắc và bốc thăm.
Người ta còn dùng bánh xe để tượng trưng cho sự may rủi; chính vì thế mà đã có trò
bánh xe may mắn và chủ trò Vanna White hai thế kỷ sau.
Tại tu viện Benedictine ở Fecamp, Normandy, năm 1100, người ta đã tìm ra câu nói
thời trung cổ về bánh xe may mắn:
Tôi đã nhìn thấy một bánh xe lên rồi xuống, quay tròn liên tục mà không hiểu tại sao.
Bánh xe may mắn, kẻ thù của nhân loại bao thế kỷ qua, đã ném chúng ta vào vực
thẳm nhiều lần. Nhưng lại một lần nữa, là một kẻ lừa đảo, nữ thần may mắn lại tung
chúng ta lên đỉnh cao, hứa hẹn những điều tốt đẹp, rồi quay tròn một vòng. Vì vậy,
chúng ta nên ý thức được vòng quay điên đảo của bánh xe và cũng không nên tin vào
cái hạnh phúc giả dối mà bánh xe bất thường đó mang lại.
Đối với người nghèo thì may rủi làm cho mọi sự thêm phần bi kịch vì họ nhận được
quá ít hỗ trợ. Tại Ghana, giai đoạn sondure, hay còn gọi là giai đoạn đói, xảy ra hàng
năm tại một số vùng và có thể kéo dài đến năm hay sáu tháng, tùy vào lượng mưa.
Tình trạng sức khỏe của người dân trong giai đoạn này cũng rất yếu. Tại Zambia, nhu
cầu cho lao động cao nhất diễn ra ngay trước khi thu hoạch, lúc việc thiếu thức ăn và
207