Page 202 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 202
hàng thế kỷ sau? Lúc bấy giờ chắc bạn sẽ không đoán là Mozart vì ông chỉ đứng thứ 8
trong bảng xếp hạng những nhà soạn nhạc được nhiều người ưa thích nhất.
Còn Sam Bowie là ai? Bạn chưa bao giờ nghe tên anh chàng này? Tôi cũng vậy. Thế
mà anh ta lại xếp trên cả Michael Jordan trong bảng xếp hạng của Hiệp hội Bóng rổ
Mỹ năm 1984.
Năm 1856, một chính trị gia đã than phiền về một địch thủ đáng gờm của mình: “Đối
với tôi, con đường đến công danh đã thất bại thảm hại; còn ông ấy thì thành công rực
rỡ. Tên ông ấy được biết đến khắp trong nước và thậm chí cả quốc tế.” Chính trị gia
đó chính là Abraham Lincoln nói về Stephen Douglas . Như vậy, dự báo về thể thao,
âm nhạc, và chính trị, là rất khó – dự báo về kinh tế cũng vậy.
Cảnh báo: Một số giá cả nằm ngoài tầm kiểm soát
Một minh chứng nữa chứng tỏ may rủi là yếu tố quyết định quan trọng của tăng
trưởng là sự phụ thuộc của tăng trưởng vào những thay đổi trong tỷ trọng xuất nhập
khẩu. Giá xuất nhập khẩu là do thị trường quốc thế quyết định. Một nước nghèo khó
có thể tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu hay chi phí mua hàng nhập khẩu của
mình.
Trong những năm 1980, người ta nhận thấy có mối liên quan mật thiết giữa đột biến
về mức chênh giá xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Một phần tư số nước chịu
đột biến giá xuất nhập khẩu tồi tệ nhất – ví dụ như những nước xuất khẩu dầu chịu
ảnh hưởng của những đợt sụt giá dầu – cũng là những nước tăng trưởng thấp nhất. Đột
biến về giá làm GDP của những nước này giảm 1%/năm. Mức tăng trưởng trên đầu
người thậm chí còn âm, -1%/năm. Những nước may mắn gặp được thay đổi thuận lợi
về giá cả xuất nhập khẩu khiến cán cân thương mại tăng khoảng 1% GDP hàng năm
thì mức tăng trưởng cũng tăng lên khoảng 1%. Như vậy tác động là 1 trên 1: nếu giá
trị cán cân xuất nhập khẩu giảm khoảng 1% GDP thì nó cũng làm tăng trưởng giảm
1%.
Chúng ta hãy cùng phân tích hai ví dụ cụ thể là Mauritius và Venezuela. Các cơ quan
tài chính quốc tế thường lấy Mauritius làm ví dụ của thành công nhờ chính sách kinh
tế. Chính sách đúng là một phần tạo nên thành công đó, nhưng chúng ta cũng phải
tính đến việc Mauritius là nước gặp được nhiều thay đổi thuận lợi nhất về giá xuất
nhập khẩu trong những năm 1980.
Ngược lại, các cơ quan tài chính quốc tế lại dùng Venezuela làm một ví dụ xấu về
202