Page 203 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 203

cách quản lý nền kinh tế. Mức tăng trưởng ở nước này âm liên tục từ năm 1980, trùng
               hợp với cơn khủng hoảng giá dầu diễn ra vào thời gian này. Có lẽ chính sách kinh tế

               kém hiệu quả cũng là một phần gây ra thất bại của đất nước này, nhưng rủi ro cũng
               đóng một phần quan trọng không kém. (Khi giá dầu bắt đầu tăng trở lại, nền kinh tế

               Venezuela lại phục hồi, dù rằng cung cách quản lý vĩ mô của chính phủ nước này

               không thay đổi).
               Giá xuất nhập khẩu lên hay xuống?
               Từ lâu đã có cuộc tranh cãi trong giới kinh tế về xu hướng lên xuống của giá xuất

               nhập khẩu của những nước nghèo. Trong những năm 1950, các nhà kinh tế dự đoán

               chênh lệch giá sẽ giảm theo thời gian. Họ cho rằng khi thu nhập tăng, nền kinh tế thế
               giới sẽ sử dụng ít dần các nguyên liệu thô như dầu, đồng, v.v… Đây là lý do chính

               đáng cho các nước nghèo đa dạng hóa sản xuất, không chỉ tập trung vào nguyên liệu
               thô như trước.

               Đến những năm 1970, một nhóm chuyên gia khác lại dự báo điều ngược lại. Nhóm
               theo thuyết “Những hạn chế đối với tăng trưởng” này cảnh báo rằng thế giới đang dần

               cạn kiệt tài nguyên. Không nhấn mạnh lợi nhuận mà viễn cảnh này mang lại cho các
               nước sản xuất nguyên liệu (vì tỷ trọng xuất nhập khẩu sẽ tăng lên do thiếu cung),

               nhóm này cảnh báo các nước công nghiệp về ngày nền kinh tế sụp đổ khi các nguyên
               liệu hoàn toàn cạn kiệt.

               Vậy ai đúng? Chênh lệch giá xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển đang lên
               hay xuống? Theo tôi là cả hai. Những chuyên gia cánh tả dự báo cả về chênh lêch giá

               xuất nhập khẩu giảm của các nước đang phát triển lẫn nguy cơ thiếu nguyên liệu thô
               (điều này sẽ trực tiếp làm tăng tỷ trọng xuất khẩu của các nước nghèo). Hội đồng

               Brundtland danh giá trong bản báo cáo Tương lai chung của chúng ta năm 1987 đã
               cảnh báo các nước nghèo rằng những nước này sẽ phải đối mặt với những biến động

               bất lợi về giá cả. Tuy nhiên, ngay sau đó hội đồng này lại cảnh báo về sản lượng dầu
               hầu hết tập trung ở những nước nghèo sẽ dần giảm xuống trong bối cảnh cung giảm,

               giá tăng.

               Những nhà kinh tế cứng nhắc không nhận ra rằng sự tăng, giảm cùng lúc của một mặt
               hàng đã kiểm định xu hướng giá cả lâu dài. Cho đến bây giờ, họ mới nhận ra không có
               một xu hướng cụ thể nào cả. Giá nguyên liệu thô trung bình không giảm so với hàng

               hóa sản xuất, sau khi đã điều chỉnh để lượng hàng sản xuất tăng lên.


                                                            203
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208