Page 204 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 204
Chiến tranh
Tỷ trọng xuất nhập khẩu sụt giảm chỉ là một trong nhiều cú sốc có thể hủy hoại một
nền kinh tế đang phát triển. Một cú sốc nữa nằm ngoài tầm kiểm soát của những nhà
hoạch định chính sách là chiến tranh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chiến tranh
không thúc đẩy tăng trưởng. Chẳng ai muốn xây dựng một nhà máy mới nếu biết rằng
bom đạn rồi sẽ phá hủy nó.
Như vậy là chiến tranh chẳng tạo điều kiện thuận lợi nào cho nền kinh tế, và thực tế
đã chứng minh sự thật hiển nhiên này. Một đất nước trong chiến tranh, dù là ngoại
hay nội chiến, có mức tăng trưởng đầu người trung bình là -1%/năm. Những nền kinh
tế đang được hưởng hòa bình có mức tăng trưởng trung bình là 1,8%/năm. Ví dụ, nền
kinh tế của Bangladesh bị thu hẹp 22% trong và sau chiến tranh giành độc lập năm
1971. Thu nhập trên đầu người của Ethiopia giảm 27% trong cuộc nội chiến từ năm
1974 đến 1992. Thu nhập đầu người của Sudan giảm 26% trong cuộc nội chiến thứ
nhất giữa người Hồi giáo miền Bắc và người Thiên Chúa giáo miền Nam (1963
1973); sau đó thu nhập lại giảm tiếp 23% khi chiến tranh nổ ra từ 1984 đến nay.
Chúng ta có thể thấy là tất cả những nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh đều là
những nước vốn nghèo từ trước.
Những tính toán trên có thể vẫn chưa tính được hết tác động của chiến tranh lên một
nền kinh tế vì chiến tranh không chỉ phá hủy nền kinh tế mà còn phá hủy luôn cơ quan
thống kê cho ta biết mức tăng trưởng. Sudan ngừng báo cáo GDP từ năm 1991 và
cuộc nội chiến của nước này còn tiếp tục đến tận bây giờ. Afganistan, Liberia, và
Somali đều ngừng báo cáo GDP khi những nước này lâm vào cuộc nội chiến. Những
bằng chứng nói chung đều cho thấy nền kinh tế những nước này đang chìm trong suy
thoái. Như vậy là chúng ta thiếu dữ liệu về những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong
chiến tranh.
Nội chiến triền miên giải thích sự kém phát triển của một số nước. Colombia có một
đội ngũ dân sự rất chuyên nghiệp và quản lý kinh tế xuất sắc. Tuy nhiên, lịch sử nước
này từ khi giành độc lập đặc kín những cuộc nội chiến hoặc nổi loạn: 1839-1842,
1851, 1859-1862, 1876, 1885, 1895, 1899-1902, 1930, 1946-1957, và 1979 cho tới
hiện tại. Thực tế này đã được nhà văn Colombia nổi tiếng Gabriel Garcia Marquez tái
tạo lại qua hình ảnh một nhân vật chuyên mở ra những cuộc nội chiến trong tác phẩm
bi hài nổi tiếng ‒ Trăm năm cô đơn của ông.
204