Page 218 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 218

chính là khoản vay nợ từ nước ngoài để chi phí cho những khoản nhập khẩu vượt trội.
               Giới đầu cơ bắt đầu chuyển sang giữ tài sản bằng đô-la Mỹ, và bắt đầu lo lắng trước

               nguy cơ phá giá đồng tiền lớn không thể tránh khỏi.
               Cuối cùng, vào năm 1976, cuộc khủng hoảng được chờ đợi đã đến. Với việc các

               khoản vốn bị rút ra khỏi Mexico và các khoản dự trữ ngoại tệ giảm liên tục,

               Echevarría tuyên bố phá giá 82% giá trị đồng tiền từ mức tỷ giá đã được duy trì cố
               định trong suốt hai thập kỷ. Mức tăng trưởng bình quân trên đầu người giảm xuống
               dưới 1% trong giai đoạn 1976 1977.

               Cuộc khủng hoảng này lẽ ra còn kéo dài hơn nữa nếu như không có việc Mexico may

               mắn tìm ra các mỏ dầu quanh Vịnh Campeche. Trong khoảng thời gian 1978-1981,
               nền kinh tế nước này bùng nổ khi các mỏ dầu được đưa vào khai thác, mức tăng

               trưởng bình quân đầu người đạt 6%.
               Thật không may, chính phủ của López Portillo, người kế nhiệm Echevarría, lại tiêu

               pha hoang phí các khoản tiền thu được từ dầu. Trong suốt một thời gian, khẩu hiệu
               chính thức vẫn là “tái phân phối với tăng trưởng” nhưng các khoản thu nhập từ dầu

               mỏ có vẻ như không có giới hạn nên mọi loại chi tiêu đều tăng lên.
               Bằng cách nào đó, López Portillo đã đốt tiền với tốc độ còn nhanh hơn tốc độ mà thu

               nhập từ dầu chảy vào. Sử dụng thu nhập từ dầu làm thế chấp, các khoản nợ của chính
               phủ đã tăng mạnh từ 30 tỷ đô-la năm 1979 lên 48,7 tỷ đô-la cuối năm 1981 (trong khi

               đó, số nợ của nước này năm 1970 chỉ là 3,2 tỷ đô-la). Rõ ràng, cả López Portillo và
               Echevarría đều là những tay tiêu tiền mạnh bạo. Ai cũng biết các khoản nợ mới này

               đến từ đâu. López Portillo liều lĩnh để mặc thâm hụt ngân sách tăng lên 8% GDP vào
               năm 1980, 11% vào năm 1981, và 15% vào năm 1982. Đến giai đoạn 1981-1982, giới

               đầu cơ lại một lần nữa ngắm nghía đồng peso Mexico như một đồng tiền sắp bị thua
               cháy túi. Người dân Mexico gấp rút đổ tiền vào các tài khoản nước ngoài, khiến dự

               trữ ngoại tệ của đất nước này giảm mạnh. Như López Portillo đã nói nức nở sau khi
               cuộc phá giá đồng tiền không thể tránh khỏi gây ra những khoản thua lỗ rất lớn cho

               các doanh nghiệp nhưng lại làm giàu cho nhiều cá nhân: “doanh nghiệp nghèo, nhưng

               cá nhân giàu.”
               Sau khi thề là sẽ bảo vệ đồng tiền, trung thành và dũng mãnh “như một chú chó ngoan
               cường”, López Portillo đã cho thả nổi tỷ giá vào ngày 9 tháng 9 năm 1982. Đồng peso

               ngay lập tức mất giá 30%. (Những người Mexico vỡ mộng nhưng vẫn còn hài hước


                                                            218
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223